Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 127 - 131)

- Chi phí chuẩn bị đầu t− cho các dự án thực hiện năm 2010: 200 triệu đồng

5. Kết cấu đề tà

1.1.7. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công

dụng tài sản công

Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ đ−ợc giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công.

Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công do Thủ tr−ởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải đ−ợc công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc nhà n−ớc, nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch, để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp để cùng theo dõi, giám sát.

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: Cử cán bộ đi công tác trong n−ớc, chế độ

những tr−ờng hợp th−ờng xuyên phải đi công tác; Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm; Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền c−ớc sử dụng điện thoại công vụ; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán c−ớc phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu; Quản lý và sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng.

Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ cần căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Cục, vụ, phòng, ban trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí đ−ợc giao để quy định.

1.1.8. Lập dự toán tự chủ tài chính

Đối với các nội dung khoán chi, cơ quan chỉ lập cho năm đầu tiên sau khi nhận khoán và khi có sự điều chỉnh về mức khoán. Dự toán đ−ợc xây dựng trên cơ sở sau:

- Chỉ tiêu biên chế đ−ợc cơ quan quản lý có thẩm quyền giao

- Tổng quỹ l−ơng xác định trên cơ sở số biên chế đ−ợc cơ quan có thẩm quyền giao khoán, hệ số tiền l−ơng theo chức vụ bầu cử, hệ số tiền l−ơng theo ngạch, bậc l−ơng, phụ cấp (nếu có) của cán bộ, công chức.

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí th−ờng xuyên của ngân sách nhà n−ớc theo quy định và tình hình sử dụng kinh phí của cơ quan trong 03 năm liền kề tr−ớc khi thực hiện khoán.

Trên cơ sở dự toán năm đ−ợc duyệt, hàng quý các cơ quan lập dự toán quý gửi KBNN làm cứ cho việc quản lý và cấp phát. Đối với các khoản không thực hiện khoán chi, cơ quan lập dự toán theo quý, năm dựa trên quy định hiện hành. Tr−ờng hợp có sự thay đổi mức khoán, cơ quan lập dự toán giải trình chi tiết các yếu tố tăng, giảm chi đối với các nội dung chi đã đ−ợc khoán, gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét điều chỉnh.

1.2. Sự cần thiết phải áp dụng chế độ tự chủ tài chính đối với KTNN

Thứ nhất, KTNN là một trong các đối t−ợng điều chỉnh của Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, việc các đơn vị hành chính và sự nghiệp thuộc cơ quan KTNN phải thực hiện theo đúng các Nghị định này là điều cần thiết bắt buộc.

Thứ hai, Sự phát triển của KTNN đặt ra yêu cầu đối với KTNN là phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí; sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn để nâng cao chất l−ợng, năng suất và hiệu quả hoạt động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện chế độ tự chủ tài chính là một trong những biện pháp để KTNN có thể đạt đ−ợc các yêu cầu trên.

Thứ ba, với chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động của KTNN không chỉ đóng vai trò tích cực giúp Quốc hội trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất l−ợng hoạt động hành chính và thúc đẩy quá trình cải cách hành chính Nhà n−ớc. Do vậy, KTNN cần phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ tự chủ tài chính vừa để đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển của mình vừa trở thành một trong các điển hình của Việt Nam trong việc thực hiện cơ chế này.

Ch−ơng II

Thực trạng quản lý tài chính của KTNN và kinh nghiệm áp dụng chế độ tự chủ tài chính

tại một số cơ quan Nhà n−ớc

2.1. Tổ chức bộ máy của KTNN và tính đặc thù của hoạt động KTNN ảnh h−ởng đến việc tự chủ tài chính của KTNN h−ởng đến việc tự chủ tài chính của KTNN

2.1.1. Khái quát về tổ chức bộ máy của KTNN

KTNN ra đời trên cơ sở Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ là nhằm thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính công trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi. Ngày 20/5/2005, Quốc Hội đã thông qua Luật KTNN. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay quy định về tổ chức và hoạt động của KTNN, tạo cơ sở cho một giai đoạn phát triển mới của KTNN. Từ chỗ ban đầu chỉ có 4 KTNN chuyên ngành và Văn phòng KTNN, đến nay, KTNN đã có 25 đơn vị thuộc và trực thuộc bao gồm 7 KTNN chuyên ngành, 9 KTNN khu vực, 3 đơn vị sự nghiệp và 6 cơ quan chức năng giúp việc.

KTNN đ−ợc tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, cơ cấu tổ chức gồm có: Các đơn vị tham m−u của KTNN bao gồm: Văn phòng KTNN, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và kiểm soát chất l−ợng kiểm toán; Các đơn vị KTNN chuyên ngành; 07 KTNN chuyên ngành; tính đến thời điểm 31/12/2006, KTNN có 05 KTNN khu vực; đến năm 2007 KTNN đ−ợc thành lập thêm 04 KTNN khu vực nâng tổng số KTNN khu vực lên 09 đơn vị. 03 đơn vị sự nghiệp của KTNN gồm có: Trung tâm tin học, Trung tâm Khoa học & Bồi d−ỡng cán bộ KTNN, Tạp chí kiểm toán.

Các đơn vị KTNN khu vực là các đơn vị có t− cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do NSNN cấp trong ngân sách chung của KTNN.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho các hoạt động của KTNN và phù hợp với cơ cấu tổ chức nh− trên, số l−ợng cán bộ công chức, viên chức của KTNN đã tăng dần qua các năm (năm 1994: 60 ng−ời, 1995: 180 ng−ời, 1997: 400 ng−ời, 1998-2000: 460 ng−ời; năm 2005: 639 ng−ời, năm 2008: khoảng 1.300 ng−ời).

2.1.2. Đặc thù của hoạt động KTNN ảnh h−ởng đến ph−ơng án tự chủ tài chính của KTNN chính của KTNN

Thứ nhất, KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính từ bên ngoài, độc lập với công tác quản lý điều hành kinh tế - tài chính. Luật KTNN đã dành một ch−ơng riêng quy định về đảm bảo kinh phí cho hoạt động KTNN nhằm đảm bảo tính độc lập về tài chính đối với cơ quan KTNN, đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cung cấp kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động KTNN, trong đó có việc vận dụng chế độ tự chủ tài chính và áp dụng những cơ chế bổ sung kinh phí khi thực hiện những nhiệm vụ kiểm toán nằm ngoài kế hoạch kiểm toán hàng năm.

Thứ hai, Cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN ch−a ổn định và còn phát triển mạnh để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ đ−ợc giao. Địa bàn hoạt động của KTNN theo khu vực do vậy cần phải bố trí kinh phí ngoài chế độ tự chủ để đảm bảo cơ sở vật chất, ph−ơng tiện làm việc, trụ sở làm việc cho KTNN.

Thứ ba, Hoạt động KTNN mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp rất cao, phải tuân theo chuẩn mực, quy trình, quy chế một cách chặt chẽ; Đòi hỏi phải đ−ợc trang bị sử dụng các ph−ơng tiện kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. Những vấn đề này có tác động lớn trong việc xây dựng ph−ơng án tự chủ tài chính của KTNN trên cả giác độ các khoản khoán chi và các khoản không khoán, đồng thời xác định số biên chế đ−ợc giao cho từng thời kỳ phù hợp với bản chất, chức năng, nhiệm vụ của KTNN.

Thứ t−, Chủ thể hoạt động kiểm toán - các KTV vừa là công chức nhà n−ớc, vừa có quy định đặc thù về tiêu chuẩn, trách nhiệm, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm toán phân tán trên địa bàn rộng lớn cả

một trong những giải pháp hạn chế rủi ro về đạo đức nghề nghiệp mà ph−ơng án tự chủ tài chính, áp dụng chế độ đặc thù cho KTV cũng nên đề cập đến.

2.2. Thực trạng quản lý tài chính của KTNN

Qua 10 năm hoạt động, công tác quản lý tài chính của KTNN đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ kiểm toán đ−ợc giao. Đ−ợc sự quan tâm của Chính phủ và các ngành hữu quan, KTNN đã xây dựng đ−ợc trụ sở làm việc cho cơ quan KTNN ở Trung −ơng và KTNN các khu vực, đã đ−ợc −u tiên cấp kinh phí mua sắm các trang thiết bị và ph−ơng tiện làm việc cần thiết, nhất là máy tính, thiết bị tin học cho hoạt động kiểm toán và quản lý. Dự án tin học hoá các hoạt động của KTNN đang đ−ợc tích cực triển khai, b−ớc đầu đã hình thành Trung tâm tích hợp dữ liệu của KTNN, xây dựng xong mạng diện rộng (mạng Wan) của KTNN ở trung −ơng, mạng LAN của Trung tâm tin học, Trung tâm Khoa học và BDCB, KTNN khu vực I, xây dựng và đ−a vào vận hành trang Website KTNN cũng nh− đang tích cực đang tích cực triển khai xây dựng các phần mềm trợ giúp cho công tác kiểm toán, tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn công nghệ thông tin trong giai đoạn tới.

Kinh phí cho hoạt động kiểm toán hàng năm đã đ−ợc đáp ứng một cách t−ơng đối đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản nhà n−ớc, việc thực hiện các chính sách chế độ…đ−ợc thực hiện t−ơng đối chặt chẽ, không có biểu hiện vi phạm kỷ luật tài chính, tài sản công; đ−ợc cơ quan chức năng của nhà n−ớc đánh giá cao.

Tổng KTNN đã ban hành nhiều văn bản h−ớng dẫn và cụ thể hoá các chế độ chi tiêu áp dụng trong toàn ngành. Các h−ớng dẫn và quy định cụ thể này đã tạo điều kiện giúp cho việc nâng cao chất l−ợng, hiệu quả của công tác quản lý tài chính.

Thực trạng quản lý tài chính của KTNN đ−ợc thể hiện qua một số vấn đề chủ yếu nh− sau:

2.2.1. Phân cấp quản lý tài chính

KTNN là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách Trung −ơng có 06 đơn vị dự toán cấp III và 03 đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị dự toán cấp III gồm có 09 KTNN khu vực và Văn phòng KTNN. Các đơn vị này trực tiếp sử dụng ngân sách, đ−ợc đơn vị dự toán cấp I (KTNN) giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình.

03 đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm Khoa học và Bồi d−ỡng cán bộ, Tạp chí Kiểm toán, Trung tâm tin học hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Phòng Tài vụ - Kế toán thuộc Văn phòng KTNN vừa thực hiện chức năng chuyên môn của đơn vị dự toán cấp III vừa có chức năng quản lý nhà n−ớc của đơn vị dự toán cấp I. Văn phòng KTNN đại diện cho cơ quan KTNN là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ t−ớng Chính phủ giao và thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành; chịu trách nhiệm tr−ớc Nhà n−ớc về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của toàn ngành.

Về kinh phí đầu t− XDCB: KTNN là chủ quản đầu t−, tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu t− trình Chính phủ. Văn phòng KTNN (phòng Đầu t− XDCB) tham m−u cho lãnh đạo KTNN về quản lý đầu t− XDCB: thẩm tra, xét duyệt thiết kế dự toán của dự án đầu t− và quyết toán công trình hoàn thành. Các đơn vị có dự án trực tiếp làm chủ đầu t−. Nguồn vốn đầu t− XDCB đ−ợc quản lý và cấp phát qua KBNN. Các công trình xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu t− đ−ợc lập và quyết toán vào kinh phí chi th−ờng xuyên của đơn vị.

* KTNN quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí sau:

- Kinh phí đ−ợc NSNN cấp bao gồm: Kinh chi cho hoạt động th−ờng xuyên (chi quản lý nhà n−ớc loại 13- 01); Kinh phí chi cho đào tạo lại loại 14- 11 đ−ợc sử dụng để

nghiên cứu khoa học loại 11- 02 dùng để nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Nhà n−ớc, cấp bộ, cấp cơ sở trong toàn ngành; Kinh phí đầu t− xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trong toàn ngành.

- Nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: Thu từ hoạt động của Tạp chí Kiểm toán nh− quảng cáo, phát hành tạp chí; Thu từ dịch vụ đào tạo, Nghiên cứu khoa học của Trung tâm Đào tạo và bồi d−ỡng cán bộ; Thu từ dịch vụ đào tạo, sửa chữa bảo d−ỡng của Trung tâm Tin học; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Tình hình lập và giao dự toán

Trên cơ sở dự toán của các đơn vị trực thuộc và các quy định hiện hành, vào cuối tháng 06, đầu tháng 07, Văn phòng KTNN tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách cho năm sau của toàn ngành và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu t− tr−ớc ngày 20/7 theo quy định. Dự toán thu, chi ngân sách đ−ợc kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán cho từng khoản thu, chi.

Dự toán chi trong năm kế hoạch đ−ợc xác định gồm:

- Các khoản chi cho hoạt động th−ờng xuyên theo định mức chi hàng năm của BTC và số định biên đ−ợc giao (24,5 trđồng/định biên).

- Các khoản chi ngoài định mức và đặc thù của ngành nh− chi mua sắm TSCĐ và trang bị máy vi tính cho kiểm toán viên, chi công tác phí, trang phục, chi lễ tết và các khoản chi khác…

- Chi cho công tác nghiên cứu khoa học: Đ−ợc xác định trên cơ sở thực hiện của năm tr−ớc và các đề tài đăng ký trong năm kế hoạch đã đ−ợc thỏa thuận với bộ Khoa học công nghệ.

- Chi cho đào tạo: Đ−ợc xác định trên cơ sở thực hiện của năm tr−ớc và số l−ợng công chức cần đào tạo lại có sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ.

- Chi Đầu t− XDCB đ−ợc xác định trên cơ sở các dự án đã đ−ợc phê duyệt và nhu cầu thực tế của toàn ngành.

Trên cơ sở dự toán đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ giao, KTNN tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định tr−ớc 31/12 năm tr−ớc. Dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc đ−ợc phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi của Mục lục ngân sách nhà n−ớc.

Dự toán chi th−ờng xuyên giao cho các đơn vị trực thuộc KTNN đ−ợc phân bổ theo từng loại của Mục lục NSNN, theo các nhóm mục: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác. Dự toán chi đầu t− XDCB đ−ợc KTNN phân bổ chi tiết theo từng loại và nhóm mục của Mục lục NSNN và phân theo tiến độ từng quý. Ph−ơng án phân bổ dự toán ngân sách của KTNN cho các

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)