Nguyên tắc xây dựng chế độ tự chủ của KTNN

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 80 - 82)

II Chi kinh phí khác 40,6 128,7 112,

3.1.3.Nguyên tắc xây dựng chế độ tự chủ của KTNN

Việc xây dựng chế độ tự chủ cho KTNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tuân thủ các nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế độ tự chủ

tại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành (cụ thể là Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Thông t− liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006).

Thứ hai, phù hợp với cơ cấu tổ chức và đặc thù hoạt động của KTNN để

phát huy tối đa những −u điểm của chế độ tự chủ, đồng thời giúp KTNN thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất.

+ Phù hợp về cơ cấu tổ chức: Chế độ tự chủ của KTNN đ−ợc xây dựng theo mô hình hỗn hợp, gồm mô hình chế độ tự chủ của các cơ quan hành chính và mô hình chế độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp.

Mỗi đơn vị dự toán, đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc KTNN sẽ lập kế hoạch về sử dụng biên chế và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt. Trên cơ sở đó, KTNN sẽ tổng hợp thành ph−ơng án tự chủ của toàn ngành trình các cơ quan chức năng phê duyệt.

+ Phù hợp về đặc thù hoạt động:

Xây dựng chế độ tự chủ cho KTNN phải xét đến những điều kiện đặc thù hoạt động KTNN (chẳng hạn, kiểm toán viên phải đi công tác xa nhà dài ngày, trung bình là 270 ngày/năm), có nghĩa là phải tính đến những yếu tố bổ sung ngoài định mức chi quản lý nhà n−ớc 24,5trđ/biên chế (công tác phí gồm tiền ngủ, công tác phí, ph−ơng tiện vận chuyển của các Đoàn kiểm toán). Mức kinh phí bổ sung này có thể đ−ợc xác định căn cứ vào việc xác định chi phí cho các đoàn KTNN trong một năm theo cách lập dự toán của KTNN và đ−ợc Bộ Tài chính chấp nhận hàng năm. Đối với kinh phí dành đầu t− trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác chuyên môn, những nội dung không thể thực hiện chế độ tự chủ, thì phải lập dự toán hàng năm trên cơ sở nhu cầu hoạt động của ngành.

Với kinh phí hoạt động thực hiện tự chủ, KTNN chủ động xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp với hoạt động đặc thù và nguồn kinh phí đ−ợc phép sử dụng, trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ Nhà n−ớc quy định.

Thứ ba, chế độ tự chủ cần có tính “mở” nhất định, phù hợp với định

h−ớng và nội dung phát triển KTNN trong từng thời kỳ. Ngoài việc tuân thủ

Cơ quan KTNN

KTNN Khu vực

(gồm 9 đơn vị)

Cơ quan tham m−u và chuyên ngành

Đơn vị sự nghiệp

(Trung tâm tin học, Trung tâm KH&BDCB, Tạp

chí kiểm toán)

áp dụng chế độ tự chủ đối với cơ quan hành chính nhà n−ớc theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và thông t− liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC- BNV áp dụng chế độ tự chủ đối với đơn vị hành chính sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP

các quy định của Nhà n−ớc, định kỳ, chế độ này có thể đ−ợc chỉnh sửa hoặc loại bỏ những khoản mục không còn phù hợp, đồng thời đ−ợc bổ sung những khoản mục mới đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 80 - 82)