Kinh nghiệm khoán chi hành chính của một số cơ quan hành chính nhà n−ớc trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 54 - 55)

IV Kinh phí còn chuyển sang năm sau 667 44 7-

2.3. Kinh nghiệm khoán chi hành chính của một số cơ quan hành chính nhà n−ớc trong thời gian qua

nhà n−ớc trong thời gian qua

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung −ơng Đảng lần thứ 7 khóa VIII đã khẳng định: “...chỉ đạo thí điểm việc khoán biên chế và khoán chi hành chính ổn định một số năm để khuyến khích việc giảm biên chế và tiết

kiệm chi phí hành chính ở các cơ quan, đơn vị”. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu tiên thực hiện thí điểm khoán biên chế và khoán chi hành chính theo Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ. Sau hơn một năm thực hiện, cơ chế khoán chi đã đạt đ−ợc một số kết quả khả quan nh−: nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính; giảm biên chế và sắp xếp lại cơ cấu phòng ban theo h−ớng gọn nhẹ; tiết kiệm đ−ợc chi phí hành chính và tăng thu nhập cho cán bộ công chức. Từ kết quả triển khai cơ chế khoán theo Quyết định số 230/QĐ-TTg tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/12/2001, Thủ t−ớng Chính phủ ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý Nhà n−ớc. Sau 4 năm thực hiện, trên cơ sở đánh giá −u nh−ợc điểm của Quyết định 192 và để tạo tạo cơ chế thoáng hơn cho cải cách tài chính công, ngày 17/10/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2005/NĐ-CP về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà n−ớc (sau đây gọi tắt là chế độ tự chủ). Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Với hai Nghị định này, tất cả các cơ quan nhà n−ớc, đơn vị sự nghiệp công lập đều tham gia trực tiếp vào quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Nh− vậy, chế độ tự chủ đã trở thành một công cụ phục vụ đắc lực công cuộc cải cách hành chính của Nhà n−ớc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)