Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của KTNN liên quan đến đề án khoán chi hành chính

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 51 - 54)

IV Kinh phí còn chuyển sang năm sau 667 44 7-

2.2.5. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của KTNN liên quan đến đề án khoán chi hành chính

Thứ nhất, kinh phí NSNN cấp trong những năm qua ch−a đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của KTNN.

- Từ khi đ−ợc thành lập đến nay, đ−ợc sự quan tâm của Chính phủ, nguồn kinh phí NSNN cấp trong dự toán chi th−ờng xuyên cho KTNN ngày càng tăng, tuy nhiên với định mức chi ngân sách nhà n−ớc tính trên biên chế là 24,5 triệu đồng/biên chế/năm công với đặc thù của KTNN là các kiểm toán viên phải đi công tác xa nhà với thời gian dài (270 ngày/năm), thì số kinh phí trên không đảm bảo đủ cho hoạt động của KTNN. Vì vậy, hàng năm Bộ Tài chính phải bổ sung kinh phí ngoài định mức cho KTNN, nh−ng so với nhu cầu thực tế về chi phí ăn nghỉ, ph−ơng tiện đi lại, điều kiện làm việc thì còn hạn chế. Ngoài nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đ−ợc phê duyệt hàng năm, KTNN còn thực hiện các cuộc kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, tuy nhiên số kinh phí bổ sung cho nhiệm vụ này cũng hạn chế nên đã ảnh h−ởng không nhỏ tới việc điều hành kinh phí trong toàn ngành. Năm 2005, KTNN đ−ợc giao bổ sung dự toán chi th−ờng xuyên là 9,6 tỷ đồng.

- Kinh phí dành cho mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn hạn chế, ch−a đủ để trang bị bình quân mỗi tổ kiểm toán/01 máy tính xách tay phục vụ công tác l−u động (số máy tính xách tay hiện có tính cả số Bộ Tài chính bổ sung năm 2005 có 90 chiếc trong đó chỉ có 65 chiếc còn có thể sử dụng đựơc, bình quân 10 Kiểm toán viên chỉ có 01 máy).

- Là ngành đặc thù nh−ng việc trang bị ph−ơng tiện đi lại (xe ôtô) cho KTNN lại đ−ợc xác định nh− cơ quan hành chính nhà n−ớc đơn thuần, do vậy việc triển khai kiểm toán trên địa bàn toàn quốc cũng gặp khó khăn. Thực tế hiện nay mỗi KTNN chuyên ngành của KTNN với quy mô hơn 60 cán bộ vẫn đ−ợc xem nh− các Vụ của các bộ, ngành khác với quy mô 20 cán bộ.

- Kinh phí dành cho dự án công nghệ thông tin chỉ mới đáp ứng đủ để xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt nguồn kinh phí đào tạo và đào tạo lại còn rất thấp, ch−a t−ơng xứng với nhu cầu đào tạo cán bộ, đặc biệt là kiểm toán viên của toàn ngành. Số cán bộ đào tạo trên đại học chỉ đ−ợc hỗ trợ bình quân 10 đến 15% học phí, mặc dù số cán bộ này chỉ chiếm ch−a đến 10% số kiểm

toán viên trong toàn ngành. KTNN ch−a có kinh phí để cử cán bộ đi đào tạo những lĩnh vực kiểm toán mới ở n−ớc ngoài.

Nh− vậy, mức khoán chi hành chính cho KTNN phải xét đến những điều kiện đặc thù hoạt động KTNN, có nghĩa là phải tính đến những yếu tố bổ sung ngoài định mức chi quản lý nhà n−ớc 24,5 trđ/biên chế. Mức kinh phí bổ sung này có thể đ−ợc xác định căn cứ vào việc xác định chi phí cho các đoàn KTNN trong một năm theo cách lập dự toán của KTNN và đ−ợc Bộ Tài chính chấp nhận hàng năm. Đối với kinh phí dành đầu t− trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác chuyên môn là những nội dung không thể thực hiện khoán chi và phải đ−ợc lập dự toán hàng năm trên cơ sở nhu cầu hoạt động của ngành.

Thứ hai, tr−ớc 2006 thu nhập của cán bộ, kiểm toán viên rất thấp, bình quân đến 31/12/2005 là 1.166.000đ/01 ng−ời. KTNN không có nguồn thu khác để hỗ trợ đời sống ng−ời lao động, đặc biệt là cán bộ khối hành chính, văn phòng. Ngoài ra, kiểm toán là một ngành đặc thù, kiểm toán viên th−ờng xuyên công tác xa nhà nh−ng thực tế ch−a đ−ợc h−ởng bất kỳ một chế độ hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên trong điều kiện h−ởng l−ơng NSNN và yêu cầu nghề nghiệp phải đảm bảo tính độc lập, khách quan. Việc ch−a có những chính sách thoả đáng về tài chính và quan tâm hỗ trợ đời sống ng−ời lao động đã làm ảnh h−ởng tới việc tuyển dụng cán bộ và động viên cán bộ yên tâm công tác, từ đó có thể ảnh h−ởng đến chất l−ợng, hiệu quả công tác toàn ngành. Kể từ năm 2006, KTNN đã đ−ợc h−ởng nguồn kinh phí 2% từ số thực nộp vào KBNN do KTNN phát hiện, tuy nhiên về lâu dài nguồn kinh phí này không ổn định và ch−a thực sự gắn với tiền l−ơng.

Thứ ba, qua phân tích số liệu về nguồn thu nh− trên cho thấy chỉ có Tạp chí Kiểm toán khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính theo đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị duy nhất trong toàn ngành có thể tự đảm bảo trên 70% chi phí, còn lại các đơn vị sự nghiệp nh− Trung tâm Khoa học và bồi d−ỡng cán bộ, Trung tâm Tin học trong 03 năm tới vẫn phải sử dụng kinh phí NSNN cấp là chủ yếu. Trong khi đó, theo lộ trình cải cách hành chính thì đến năm 2009, các đơn vị sự nghiệp đều phải chuyển đổi mô hình hoạt động theo

h−ớng tăng c−ờng chức năng cung cấp các dịch vụ cho xã hội để tạo nguồn thu, thực hiện tự chủ tài chính từng phần hoặc toàn bộ.

Thứ t−, trong các loại chi cho KTNN thì loại kinh phí quản lý nhà n−ớc là chủ yếu (chiếm trên 90% tổng chi th−ờng xuyên của KTNN); trong cơ cấu chi quản lý nhà n−ớc nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 50 đến 60%) và chi công tác phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn. Về sử dụng kinh phí quản lý nhà n−ớc, Văn phòng KTNN (chi tiêu cho cả khối KTNN chuyên ngành) sử dụng kinh phí nhiều nhất (trên 60%), các đơn vị dự toán trực thuộc sử dụng từ 5 đến 10%. Việc áp dụng tự chủ tài chính phải bao gồm các khoản chi chủ yếu nh− chi công tác phí.

Thứ năm, việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ quy định một số khoản chi th−ờng xuyên, các khoản chi đặc thù; Các Quy chế hoạt động đặc thù; các quy chế quản lý tài sản tại KTNN trung −ơng, KTNN các khu vực, các đơn vị sự nghiệp…ch−a đ−ợc đầy đủ và hoàn thiện là một khó khăn trong việc điều hành, sử dụng và giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí.

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại KTNN những năm qua, có thể thấy việc tuân thủ các quy định của Nhà n−ớc về tài chính rất đ−ợc KTNN chú trọng. Tuy nhiên, chính một số cơ chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà n−ớc lại tồn tại những điểm bất cập, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà n−ớc nói chung, cơ quan KTNN nói riêng. Việc Chính phủ cải cách cơ chế quản lý tài chính theo h−ớng giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu và cơ quan hành chính sẽ từng b−ớc cải thiện những bất cập hiện nay, góp phần nâng cao đời sống cho ng−ời lao động, thúc đẩy tinh thần chủ động, sáng tạo của các đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà n−ớc đ−ợc phân bổ.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế khoán chi hành chính theo đặc thù về tổ chức và hoạt dộng của Kiểm toán Nhà nước (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)