Đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trƣờng Campuchia qua các yếu tố môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 111 - 119)

2.4 Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng kinh doanh đến năng lực cạnh tranh

2.4.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trƣờng Campuchia qua các yếu tố môi trƣờng

mơi trƣờng kinh doanh đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam

Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố khả biến ngoài tầm kiểm soát của DN, tuy vậy sự biến động của các yếu tố môi trường kinh doanh có ảnh hưởng với những mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của DN. Nhận thức được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, sẽ giúp cho DN giảm thiểu được những rủi ro và tận dụng được tốt các cơ hội thị trường.

Mặt khác các yếu tố môi trường kinh doanh cũng là cơ sở để đánh giá mức độ hấp dẫn của một thị trường, qua đó giúp cho DN xác định được các chiến lược kinh doanh thông qua ma trận tổ hợp sức hấp dẫn của thị trường với năng lực cạnh tranh của DN. Để đánh giá mức độ hấp dẫn của các yếu tố môi trường kinh doanh tại thị trường CPC, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trong tháng 4/2009 với 92 người là lãnh đạo (từ cấp trưởng phòng kinh doanh trở lên) của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường

CPC, đồng thời tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan để củng cố thêm những nhận định. (như đã trình bày ở mục 2.2.3 ở trên).

Bảng 2.34 Mô tả kết quả khảo sát mức độ hấp dẫn của các yếu tố môi trƣờng

Statistic (Mẫu khảo sát)

Mean (Điểm trung bình)

1. Quy mô dung lượng thị trường 92 2.4022

2. Tiềm năng tăng trưởng của thị trường 92 2.8043

3. Khả năng biến động của thị trường 92 2.8587

4. Các điều kiện cạnh tranh của thị trường 92 2.9266

5.Sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu 92 3.2210

6. Mức độ thay đổi công nghệ của thị trường 92 2.7500

7. Sự ổn định chính trị và kinh tế 92 3.5688

8. Các quy chế của chính phủ 92 2.4761

TOTAL 23.0077 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Qua kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia về mức độ hấp dẫn của các yếu tố môi trường, các điểm số trung bình đánh giá mức độ hấp dẫn của từng yếu tố như trong Bảng 2.34: Sự ổn định chính trị và kinh tế (3,5688), Sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu (3,2210), Các điều kiện cạnh tranh của thị trường (2,9266), Khả năng biến động của thị trường (2,8587), Tiềm năng tăng trưởng của thị trường (2,8043), Mức độ thay đổi công nghệ của thị trường (2,7500), Các quy chế của chính phủ (2,4761), Quy mô dung lượng thị trường (2,4022) .

2.4.2.1 Sự ổn định chính trị và kinh tế

Đây là yếu tố được các chuyên gia cho rằng có mức độ hấp dẫn cao nhất đối với các DN có vốn đầu tư VN tai thị trường CPC.

Bảng 2.35 Sự ổn định chính trị và kinh tế TIÊU CHÍ VỀ SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ

KINH TẾ Điểm trung bình

1. Vai trị và vị thế của đảng cầm quyền 4.0000 2. Tình trạng tranh giành thế lực giữa các nhóm quyền lực 4.0108 3. Sự ổn định của các chính sách KT của chính phủ 2.6957 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Trong các tiêu chí về sự ổn định chính trị và kinh tế, tiêu chí được coi là có mức độ hấp dẫn cao nhất của thị trường là tình trạng tranh giành thế lực giữa các nhóm quyền lực (4,0108), kế tiếp là vai trò và vị thế của đảng cầm quyền (4,0000), cuối cùng là sự ổn định của các chính sách kinh tế của chính phủ (2,6957).

Trên thực tế, Campuchia đang phát triển dựa trên nền chính trị đa đảng, tơn chỉ mục đích giữa các đảng hồn toàn đối lập nhau, và khả năng rủi ro sẽ rất cao nếu có sự chuyển đổi thế lực giữa các nhóm quyền lực cũng như sự thay đổi của đảng cầm quyền.Tuy vậy, nhìn chung tình trạng tranh giành thế lực giữa các nhóm quyền lực gần như là khơng đáng kể, đảng cầm quyền ở CPC (vốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam) với số ghế áp đảo trong cả quốc hội và thượng viện hoàn toàn nắm quyền lực và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước trong nhiều năm tới. Sự gắn bó truyền thống giữa hai nước là một lợi thế quan trọng cho các DN có vốn đầu tư VN so với các DN có vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, nền kinh tế CPC đã có sự hồi phục và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Campuchia hiện nay đang rất thiết tha tìm mọi cách để thu hút các nhà đầu tư và kinh doanh thương mại. Vì vậy có thể nói chính sách kinh tế của Campuchia rất thơng thống. Nhưng đây lại chính là nỗi lo của nhiều nước thành viên ASEAN (và cũng là nổi lo của các chuyên gia), vì họ cho rằng CPC sẽ trở thành cửa ngõ để hàng hóa ở các quốc gia khác ngoài khối ASEAN thâm nhập tự do vào thị trường ASEAN. Điều này đã làm giảm đáng kể điểm số hấp dẫn của thị trường.

2.4.2.2 Sự trung thành của ngƣời dân đối với nhãn hiệu

Yếu tố này được xem xét trong mối tương quan với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu. Sự trung thành đối với nhãn hiệu làm cho vòng đời của một sản phẩm được kéo dài hơn, do đó làm tăng mức độ hấp dẫn của thị trường.

Bảng 2.36 Sự trung thành của ngƣời dân đối với nhãn hiệu TIÊU CHÍ VỀ SỰ TRUNG THÀNH CỦA

NGƢỜI DÂN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU Điểm trung bình

1. Tập quán mua sắm của người tiêu dùng 3.3478 2. Nhận thức của người dân đối với nhãn hiệu 3.1848 3. Cách tiếp cận thông tin khi quyết định mua 3.1304 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Bảng 2.36 cho thấy các tiêu chí đều đạt điểm số trung bình trên điểm chuẩn 3. Điều này cho thấy có sự thống nhất cao trong các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của người tiêu dùng CPC đối với nhãn hiệu.

Tuy yếu tố này chiếm trọng số thấp khi xét đến tầm quan trọng giữa các yếu tố môi trường, nhưng yếu tố này lại có điểm số khá cao khi xem xét đến mức độ hấp dẫn của thị trường. Và thực tế cho thấy người tiêu dùng CPC dễ dàng đưa ra quyết định mua đối với những sản phẩm mang nhãn hiệu quen thuộc.

Nhãn hiệu của sản phẩm là yếu tố được nhắc đến đầu tiên của người tiêu dùng CPC khi đưa ra quyết định mua. Cơng ty phân bón Bình Điền đã đạt được nhiều thành quả và chiếm thị phần khoảng 60% tại thị trường CPC do người dân CPC rất quen thuộc với nhãn hiệu “Đầu trâu” [ 43 ]. Tương tự, nói đến mì ăn liền thì người tiêu dùng

CPC nghĩ ngay đến nhãn hiệu “Mama” của Thái Lan. Đây là một lợi thế cạnh tranh dựa trên việc xây dựng uy tín của thương hiệu.

Tuy nhiên, nhiều DN có vốn đầu tư VN chưa quan tâm đến việc đăng ký và quản lý nhãn hiệu tại thị trường CPC. Trên thực tế rất ít sản phẩm buộc phải đăng ký nhãn hiệu khi lưu hành tại thị trường CPC.

2.4.2.3 Các điều kiện cạnh tranh của thị trƣờng

Các điều kiện cạnh tranh của thị trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hấp dẫn của thị trường, và có tác động trong cạnh tranh hiện tại và tương lai.

Bảng 2.37 Các điều kiện cạnh tranh của thị trƣờng TIÊU CHÍ VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẠNH

TRANH CỦA THỊ TRƢỜNG

Điểm trung bình

1. Tình trạng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 3.0000 2. Tình trạng hệ thống thơng tin liên lạc 3.1522

3. Khả năng về phương tiện vận tải 3.1304

4. Cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ 2.4239 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Các tiêu chí trong Bảng 2.37 hầu hết đều đạt điểm số trên mức điểm chuẩn 3. Tuy vậy, điểm số trung bình của yếu tố này là 2,9266 (dưới điểm chuẩn 3). Điều này cho thấy các chuyên gia đều cho rằng yếu tố này còn ở mức độ hấp dẫn thấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động thương mại và dịch vụ tại CPC cịn đang ở trình độ phát triển thấp, chưa thỏa mãn tốt các yêu cầu cao về các điều kiện trang bị.

Yếu tố này cho thấy thị trường CPC có mức độ hấp dẫn yếu đối với các DN có vốn đầu tư VN. Trong điều kiện đó các khu kinh tế cửa khẩu dọc theo tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia buộc phải quá cảnh sang các cảng biển VN để xuất nhập khẩu hàng hóa của CPC. Hệ thống thống tin liên lạc đạt trên mức điểm chuẩn 3 nhờ vào hoạt động đầu tư của công ty Viễn thông Viettel tại CPC làm cho cước điện thoại giữa hai nước rẻ hơn nhiều so với cuộc gọi đi các nước khác.

Xem xét ở khía cạnh khác, có thể nói cạnh tranh hiện nay tại Campuchia thiếu tính minh bạch và thiếu lành mạnh, nên đã làm giảm sức hấp dẫn của thị trường. Tận dụng được các mối quan hệ tốt với các quan chức có thẩm quyền tại CPC sẽ là biện pháp để cải thiện tính hấp dẫn của thị trường.

2.4.2.4 Khả năng biến động của thị trƣờng

Khả năng biến động của thị trường là cơ sở cho sự điều chỉnh các chiến lược kinh doanh của DN.

Bảng 2.38 Khả năng biến động của thị trƣờng TIÊU CHÍ KHẢ NĂNG BIẾN ĐỘNG CỦA

THỊ TRƢỜNG

Điểm trung bình

1. Mức độ phụ thuộc của thị trường trong hội nhập 2.3152 2. Khả năng tái cấu trúc nền kinh tế 3.4022 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Các tiêu chí trong Bảng 2.38 cho thấy tiêu chí tái cấu trúc nền kinh tế tại thị trường CPC được đánh giá có mức độ hấp dẫn cao (điểm số trung bình 3,4022 trên mức điểm chuẩn 3), riêng mức độ phụ thuộc của thị trường trong hội nhập làm giảm mức độ hấp dẫn (dưới mức điểm chuẩn 3).

Thực tế, nền kinh tế CPC đang được phục hồi để phát triển theo hướng tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…dựa vào chính sách ổn định và phát triển tư nhân hóa nền kinh tế.

Thị trường CPC ít chịu sự tác động từ các cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới. Vấn đề này là do vị thế của CPC trong “chuỗi giá trị tồn cầu” cịn ở mức thấp trong hệ thống phân công lao động quốc tế.

Một số biến động tại thị trường CPC do tranh chấp biên giới vào năm 2010 đã trở lại ổn định, vì vậy trong một vài năm tới thị trường CPC sẽ ít biến động. Đây là

điều kiện thuận lợi để các DN có thể xem xét đến những dự án đầu tư dài hạn tại Campuchia.

Vấn đề mà các chuyên gia quan tâm là khả năng tái cấu trúc nền kinh tế CPC do những tác động của đầu tư nước ngoài. Tốc độ đầu tư nước ngoài đang có sự tăng trưởng mạnh, và hướng vào các lĩnh vực: khai thác khống sản, dầu khí, điện năng, chế biến nơng lâm thủy sản. Q trình này sẽ làm thay đổi cơ cấu đóng góp giữa các khu vực trong GDP và tạo ra những nhu cầu dịch vụ mới. Các DN có vốn đầu tư VN sẽ có cơ hội hưởng lợi từ việc cung ứng cho các nhu cầu dịch vụ mới. Tiêu chí này có ảnh hưởng đáng kể để làm tăng sức hấp dẫn của thị trường.

2.4.2.5 Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường là dấu hiệu hình thành quy mơ thị trường trong tương lai. Tiềm năng tăng trưởng được các chuyên gia quan tâm vì khả năng tạo ra những thay đổi lớn trong quá trình vận động.

Bảng 2.39 Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng TIÊU CHÍ TIỀM NĂNG TĂNG TRƢỞNG

CỦA THỊ TRƢỜNG

Điểm trung bình

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường 3.1848 2. Tỷ lệ tích lũy cho đầu tư phát triển 2.3261 3. Lĩnh vực đầu tư làm gia tăng nhu cầu 2.5000 4. Mức độ liên kết kinh tế quốc tế và khu vực 3.2065 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường tại CPC được xác định qua 4 tiêu chí đánh giá, trong đó 2 tiêu chí đạt điểm số trên điểm chuẩn 3, và 2 tiêu chí đạt điểm số dưới 3 – Bảng 2.39.

Tiêu chí mức độ liên kết kinh tế quốc tế và khu vực được đánh giá có sức hấp dẫn lớn nhất trong tiềm năng tăng trưởng, sau đó là tốc độ tăng trưởng. Các tiêu chí còn lại: lĩnh vực đầu tư làm gia tăng nhu cầu và tỷ lệ tích lũy cho đầu tư phát triển được đánh giá có sức hấp dẫn ở mức thấp.

Thị trường CPC hiện nay đang đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao (8 -10% năm). Tuy vậy, mức tăng trưởng này có sự phân hóa rất cách biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Trong những năm tới, những rào cản phát triển của khu vực nông thôn của CPC sẽ được tháo gỡ và tạo ra tiềm lực tăng trưởng mạnh (nhất là lĩnh vực

sản xuất và chế biến hàng nơng, lâm, thủy sản xuất khẩu), từ đó rút ngắn lại khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Các DN có vốn đầu tư VN vốn có nhiều lợi thế hơn các DN đầu tư nước ngoài khác tai khu vực nơng thơn, vì vậy yếu tố này tạo ra sức hấp dẫn khá cao cho các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC. Tuy vậy, cũng cần nhận thức rằng áp lực cạnh tranh ở khu vực nông thôn của CPC trong những năm tới sẽ có những chuyển động mạnh.

2.4.2.6 Mức độ thay đổi công nghệ của thị trƣờng

Mức độ thay đổi công nghệ sẽ ảnh hưởng đến vòng đời của sản phẩm và tạo ra mối đe dọa về sản phẩm thay thế.

Bảng 2.40 Mức độ thay đổi công nghệ của thị trƣờng TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ THAY ĐỔI CƠNG NGHỆ

CỦA THỊ TRƢỜNG Điểm trung bình

1. Cơ cấu công nghiệp trong đầu tư nước ngoài 2.5652 2. Mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp mới 2.3369 3. Tình trạng chu kỳ sống của các sản phẩm nói chung 3.3478 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Trong các tiêu chí trên Bảng 2.40 thì tình trạng chu kỳ sống của sản phẩm thể hiện mức độ hấp dẫn khá cao của thị trường. Các tiêu chí cịn lại: Cơ cấu cơng nghiệp trong đầu tư nước ngoài và mức độ tăng trưởng của các DN mới tại thị trường CPC làm giảm sức hấp dẫn của thị trường.

Trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tại thị trường CPC còn ở mức thấp. Mục tiêu của DN cũng như của chính phủ là tạo cơng ăn việc làm và tận dụng nguồn lao động rẻ để cạnh tranh. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài chưa tập trung cho lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng chủ yếu tập trung cho phân khúc trung bình và thấp. Vì vậy các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC có điều kiện để kéo dài vịng đời của sản phẩm và duy trì được năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm trong một thời gian tương ứng.

2.4.2.7 Các quy chế của chính phủ

Bảng 2.41 Các quy chế của chính phủ TIÊU CHÍ VỀ CÁC QUY CHẾ CỦA

CHÍNH PHỦ CAMPUCHIA

Điểm trung bình

1. Mức độ minh bạch của các quy chế của chính phủ 2.1630 2. Mức độ hiệu lực của các quy chế của chính phủ 2.4022 3. Mức độ nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng 2.3261

4. Tình trạng quan liêu hành chính 2.1739

5. Những rào cản trong chính sách bảo hộ 3.3152 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục VI

Trong các tiêu chí trên Bảng 2.41 thì những rào cản trong chính sách bảo hộ khơng lớn nên được đánh giá có sức hấp dẫn khá cao (3,3152 trên mức điểm chuẩn 3), cịn lại các tiêu chí khác được đánh gíá là có sức hấp dẫn thấp.

Hệ thống luật pháp và các quy chế quản lý của chính phủ CPC hiện chưa hồn thiện, tính ổn định, minh bạch và hiệu lực chưa được đảm bảo đang là những rào cản cho họat động cạnh tranh lành mạnh.. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các Bộ/ngành thường có sự chồng chéo. Những vấn đề này làm giảm mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)