Nhóm giải pháp đối với năng lực cạnh tranh về giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 146 - 148)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.1 Nhóm giải pháp đối với năng lực cạnh tranh về giá

Yếu tố năng lực cạnh tranh về giá được xếp hạng thứ 6 về tầm quan trọng (trọng số) trong 8 yếu tố nội lực của doanh nghiệp, tuy nhiên xét về khả năng cạnh tranh được đánh giá là mạnh nhất so với các yếu tố nội lực khác. Trong đó, được đánh

giá mạnh là các tiêu chí giá thành sản phẩm (4,2135 điểm /5 điểm ) và sự phù hợp về giá trên thị trường (4,1739 điểm /5 điểm) – Phụ lục IV.

Điểm yếu của yếu tố này là khả năng tiếp tục hạ giá thành ( 3,3864 điểm / 5 điểm). Điều này cho thấy trong thời gian tới, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia sẽ phải khắc phục tiêu chí hạ giá thành để cạnh tranh.

Đối với thị trường Campuchia, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm chế biến có độ nhạy cảm cao nhất về giá (mục 2.2.3.1 – chương 2). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam thuộc các ngành hàng này cần đặc biệt phát huy năng lực cạnh tranh về giá để duy trì vị thế tại thị trường Campuchia.

Do vậy, giải pháp cụ thể để cạnh tranh về giá được thực hiện như sau:

Giải pháp 1.Tập trung nguồn lực để phát huy các tiêu chí thuộc thế mạnh cạnh tranh về giá đối với nhóm sản phẩm có khả năng gia tăng mạnh doanh số, đặc biệt là đối với các mặt hàng: thực phẩm chế biến, dầu ăn, nước giải khát, phân bón, sản phẩm nhựa, đồ kim khí điện máy, văn phịng phẩm, xi măng, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép, dây điện và dây cáp điện...v/v.

Giải pháp 2. Tận dụng triệt để các nguồn lực (do lợi thế so sánh về địa lý, hoặc do hoạt động đầu tư tại Campuchia) để giảm thiểu chi phí đầu vào trong sản xuất và chi phí đầu ra trong q trình phân phối tiêu thụ.

Giải pháp 3. Hình thành các Hiệp hội ngành hàng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia để tăng cường khả năng liên kết phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tình trạng cạnh tranh phá giá làm triệt tiêu ưu thế của nhau.

Giải pháp 4. Nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho sản phẩm thông qua các yếu tố phi giá cả như: dịch vụ bán hàng và hậu mãi, hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng, hoạt động tài trợ xúc tiến đẩy trong kênh phân phối…v/v.

Giải pháp 5 Mở rộng phân khúc thị trường mục tiêu theo hướng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, và tương ứng với từng chủng loại sản phẩm là một mức giá thích hợp. Bên cạnh phân khúc thị trường nơng thơn (các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam đang chiếm ưu thế), các doanh nghiệp cũng cần xem xét đến các phân khúc trung bình và cao đang phát triển mạnh ở các khu vực thành thị

Giải pháp 6: Kết hợp chính sách giá với việc vận dụng phương thức hàng đối lưu để vừa có thể tiêu thụ được sản phẩm đồng thời có khả năng huy động được sản phẩm nguyên liệu (nông, lâm, thủy sản) cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam có thể mở rộng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân Campuchia, phát triển được các phân khúc thị trường mới, do đó sẽ nâng cao được thị phần và tăng cường được vị thế cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)