Một số quan điểm trong đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 135 - 136)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.1 Một số quan điểm trong đề xuất các giải pháp

Thi trường Campuchia trong những năm tới chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn, đặc biệt là sau năm 2015 khi Hiệp hội các nước ASEAN chuyển sang Cộng đống kinh tế ASEAN (AEC). Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam-Campuchia đến năm 2020 sẽ phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ giữa hai nước.

Xuất phát từ những động thái nêu trên, giải pháp cho các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đến năm 2020 cần xem xét đến các quan điểm sau đây:

1. Các DN đầu tư kinh doanh tại thị trường CPC đến năm 2020 phải nhằm thực hiện định hướng chiến lược của Đảng và nhà nước: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Với quan điểm này, DN phải đảm bảo xây dựng được các quan hệ tốt đẹp với các đối tác và khách hàng CPC, phải giữ được chữ tín và quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng CPC.

2. Đầu tư kinh doanh tại CPC, các DN VN phải tạo được ảnh hưởng kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của VN. Các DN khơng được vì lợi ích trước mắt mà

biến mình thành cơng cụ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các nước khác để cạnh tranh lại chính các DN VN với nhau trên thị trường CPC.

3. Các DN có vốn đầu tư VN phải khai thác triệt để các nguồn lực đầu vào tại CPC để phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu cho các xí nghiệp của mình tại CPC hoặc tại VN. Trước mắt có thể xây dựng mạng lưới cơ sở sản xuất và thu mua nguyên liệu thô là: nơng sản, lâm sản, thủy sản và khống sản. Hình thức có thể là đầu tư vốn 100% hoặc liên doanh.

4. Hoạt động cạnh tranh tại CPC, các DN có vốn đầu tư VN cần chú ý không ngừng nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tăng cường hàm lượng chất xám trong sản phẩm và dịch vụ. Quan điểm này khơng chỉ tạo lợi ích cho người tiêu dùng, mà cịn tạo nền tảng cạnh tranh bền vững cho DN trong quá trình đâu tư kinh doanh tại Campuchia.

5. Với xu thế hội nhập và các chính sách vĩ mơ của chính phủ Vương Quốc Campuchia, các DN có vốn đầu tư VN cần xác định rõ tư tưởng cạnh tranh phải dựa trên sự hợp tác đôi bên cùng thắng (Win-Win). Sự triệt tiêu lẩn nhau vừa không phù hợp với xu thế chung của thời đại, vừa tạo ra những bất lợi lớn cho doanh nghiệp.

Tóm lại, hoạt động đầu tư kinh doanh của DN phù hợp với một số quan điểm trên không chỉ nâng cao được thương hiệu cho DN mà còn là nền tảng tăng cường năng lực cạnh tranh của DN tại thị trường CPC và từ đó có thể vươn ra các nước trong khu vực và ngoàii khu vực.

Bên cạnh những quan điểm trên, tác giả dựa vào những động thái và những kết quả khảo sát tại thị trường CPC để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)