Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 90 - 92)

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị

2.3.3.2 Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm được xem xét dựa trên các yếu tố: khả năng đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tính chất đổi mới về sản phẩm của DN, chất lượng cảm nhận về sản phẩm và chất lượng dịch vụ sản phẩm của DN.

Điểm trung bình của yếu tố này, qua kết quả khảo sát đạt mức 3,3890 trên điểm tối đa là 5, cho thấy các DN đã coi trọng và có những biện pháp thích hợp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Bảng 2.18 Kết quả khảo sát khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia TIÊU CHÍ KHẢ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

SẢN PHẨM

Điểm trung bình 1. Khả năng đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển 3,2283 2. Tính chất đổi mới về sản phẩm của doanh nghiệp 2,9670 3. Chất lượng cảm nhận về sản phẩm của doanh nghiệp 3,6000 4. Chất lượng dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp 3,7609 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Điểm mạnh:

Qua số liệu Bảng 2.18, tiêu chí được đánh giá mạnh nhất là chất lượng dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp (đạt 3,7609 điểm), chất lượng cảm nhận về sản phẩm của doanh nghiệp (đạt 3,6000 điểm), khả năng đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (đạt 3,2283 điểm), tính chất đổi mới về sản phẩm (đạt 2,9670 điểm).

Nhìn chung yếu tố này được các DN đánh giá trên trung bình ( 3 ≤ 3,3890 < 3,5), so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Campuchia. Tuy nhiên từng tiêu chí

cấu thành có những mức độ mạnh yếu khác nhau.

Tiêu chí chất lượng dịch vụ được đánh giá cao nhất là vì hầu hết các DN đều thực hiện tốt giao hàng tận nơi, có biện pháp chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng, các chỉ dẫn sử dụng đều được chuyển ngữ Khmer trên bao bì. Quan hệ giữa các DN có vốn đầu tư VN với các đối tác CPC có sự gắn bó và tin cậy lẫn nhau.

Sản phẩm hàng hóa của DN phù hợp sở thích và tập quán tiêu dùng của người dân CPC, với sự trang trí màu sắc bắt mắt. Việc đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm được chú trọng với việc đa dạng hóa về chũng loại, phong phú về phẩm cấp từ thấp, trung bình và cao phù hợp khả năng thanh toán của người dân. Bên cạnh những mặt mạnh, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm vẫn tồn tại một số điểm yếu nhất định .

Điểm yếu:

- Mẫu mã hàng hóa cịn đơn điệu và chậm đổi mới. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm tuy có chú trọng nhưng khơng được thường xuyên, thiếu sự hỗ trợ và phối hợp của các Hiệp hội ngành hàng.

- Những rào cản về ngơn ngữ, văn hóa và tập quán nhiều khi làm sai lệch các kết quả nghiên cứu.

- Nhiều DN có vốn đầu tư VN tại CPC thường xuyên thay đổi ngành nghề kinh doanh nên rất hạn chế trong hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Tóm lại, yếu tố nghiên cứu phát triển sản phẩm của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC được đánh giá trung bình so với đối thủ cạnh tranh, tuy vậy để tăng cường thế mạnh của yếu tố này, các DN cần có chiến lược dài hạn trong phát triển dựa trên năng lực cốt lõi của mình, đồng thời tăng cường quan hệ gắn bó với các đối tác trong hệ thống kênh phân phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)