Xử lý dữ liệu và tính trọng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 56 - 58)

1.5 Thiết kế mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt

1.5.5.4 Xử lý dữ liệu và tính trọng số

Dữ liệu thu thập được xử lý qua phần mềm SPSS:

Tính giá trị trung bình Mi theo cơng thức Mi = ∑ ki j \ n , trong đó :

- ki là số điểm từ 1 đến 5 tùy theo mức độ phản ứng của đáp viên đối với từng

yếu tố thứ i, theo đó rất khơng đồng ý (1 điểm ), rất đồng ý ( 5 điểm ) - j là sô lượng đáp viên đối với yếu tố thứ i

- n tổng số lương đap viên được khảo sát

* Nếu Mi < 1,5 thì yếu tố thứ “ i ” được đánh giá là rất không quan trọng

* Nếu 1,5 ≤ Mi < 3 thì yếu tố thứ “ i ” được đánh giá là không quan trọng

* Nếu 3 ≤ Mi < 3,5 thì yếu tố thứ “ i ” được đánh giá là trung bình

* Nếu 3,5 ≤ Mi < 4,5 thì yếu tố thứ “ i ” được đánh giá là quan trọng

* Nếu 4,5 ≤ Mi < 5 thì yếu tố thứ “ i ” được đánh giá là rất quan trọng

Tính trọng số của từng biến số: Ti = Mi \ ∑∑ ki j \ n ( i = 1 , 8 )

Tổng các trọng số Ti = 1,00 ( giá trị các trọng số Ti trong khoảng từ 0,00 đến 1,00 ) TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Năng lực cạnh tranh là một phạm trù có thể hiểu và tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Có 3 cấp độ cạnh tranh thể hiện năng lực canh tranh: cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh ngành và cạnh tranh doanh

nghiệp. Năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ cạnh tranh này có mối liên hệ mật thiết với nhau và có tính hỗ trợ cho nhau. Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh ở một cấp độ cạnh tranh nào đó thì cần có sự xem xét đến sự tác động của năng lực cạnh tranh ở các cấp độ khác.

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp có ý nghĩa là nền tảng và thường được xem xét nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều nhóm yếu tố khác nhau, tuy nhiên các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới thường chú trọng đến năng lực nội tại của doanh nghiệp, và thường tập trung vào các yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh về giá, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, năng lực quản lý, trình độ cơng nghệ sản xuất, năng lực nghiên cứu và tiếp cận thị trường, năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm, năng lực xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh còn chịu sự tác động của các yếu tố mơi trường kinh doanh mà tại đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai thực hiện. Các yếu tố môi trường kinh doanh được quan tâm nhiều nhất là: Quy mô dung lượng thị trường, tiềm năng tăng trưởng của thị trường, khả năng biến động của thị trường, các điều kiện cạnh tranh của thị trường, sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu, mức độ thay đổi công nghệ của thị trường, sự ổn định chính trị và kinh tế, các quy chế của chính phủ.

Trên thực tế có nhiều mơ hình được sử dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các mơ hình thường được sử dụng và phù hợp đưa vào tham khảo trong trường hợp của luận án này có thể được đề cập đến như: mơ hình ma trận SWOT, mơ hình tổng Michael Porter-Dunning, mơ hình ma trận hình ảnh cạnh tranh, mơ hình ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Mỗi mơ hình phân tích đều có điều kiện và mục tiêu phân tích cụ thể.

Với mơ hình phân tích đã được xác định, việc xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thực hiện trên phần mềm SPSS để xác định trọng số của các yếu tố nội lực và yếu tố môi trường kinh doanh, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC ở những phần sau.

Chƣơng 2

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG CAMPUCHIA Giới thiệu chƣơng

Chương 2 sẽ tập trung xác định và phân tích các yếu tố cấu thành năng lực canh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, xác định và phân tích sự tác động và sức hấp dẫn của các yếu tố môi trường kinh doanh tại thị trường CPC. Các bước xác định và phân tích dựa vào kết quả khảo sát ý kiến của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC và tham khảo các dữ liệu thứ cấp được thu thập.

Mục tiêu của các nội dung ở chương 2 sẽ rút ra những kết luận từ các kết quả phân tích đánh giá về năng lực cạnh tranh của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC và sức hấp dẫn của các yếu tố môi trường kinh doanh tại thị trường CPC. .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)