Quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 92 - 94)

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị

2.3.3.3. Quy mô của doanh nghiệp

Đánh giá quy mô doanh nghiệp được xem xét dựa trên 7 tiêu chí (Bảng 2.19), điểm trung bình của quy mơ doanh nghiệp đạt 3,1499 trên thang điểm tối đa 5. Kết quả này cho thấy quy mơ DN có vốn đàu tư VN tại thị trường CPC được đánh giá trung bình so với các đối thủ cạnh tranh (3 ≤ 3,1499 < 3,5).

Bảng 2.19 Kết quả khảo sát quy mô của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia

TIÊU CHÍ QUY MƠ CỦA DOANH NGHIỆP Điểm trung bình

1. Quy mô đồng vốn của bản thân doanh nghiệp 2,8242

2. Năng lực huy động vốn kinh doanh 2,9777

3. Đất đai nhà xưởng 3,5287

4. Khả năng hợp tác liên kết nhóm trong sản xuất gia cơng 2,4375

5. Tổng doanh thu hằng năm 3,1728

6. Trình độ cơng nghệ của máy móc thiết bị 3,3425

7. Số lượng lao động của doanh nghiệp 4,2162

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Điểm mạnh:

Trong các tiêu chí, số lượng lao động đượcc đánh giá cao nhất, tiếp đó là đất đai nhà xưởng và trình độ cơng nghệ của máy móc thiết bị. Điều này chỉ có ý nghĩa khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh hiện diện thường xuyên tại Campuchia.

Do điều kiện thuận tiện trong việc đi lại, nên các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC thường sử dụng những lao động VN sang làm việc tại các cơ sở sản xuất

nằm sâu trong nội địa, nên đã giải quyết được nguồn nhân lực dồi dào cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh tại thị trường CPC. Trong khi đó các DN của các nước khác phải sử dụng người lao động CPC tại chổ, không đảm bảo được nguồn nhân lực cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Nhiều DN có vốn đầu tư VN thành lập các nhà máy nằm trong các đặc khu kinh tế dọc tuyến biên giới hai nước cũng có điều kiện sử dụng lao động VN (sáng đi chiều về), sử dụng cơ sở hạ tầng và năng lượng điện (kéo từ Việt Nam sang) để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình khơng chỉ tại thị trường CPC mà còn tận dụng các ưu đãi GSP để xuất đi các nước khác.

Trong 7 tiêu chí đánh giá quy mơ doanh nghiệp, có 4 tiêu chí được đánh giá là mạnh so với đối thủ cạnh tranh (đạt trên mức điểm chuẩn trung bình 3), và 3 tiêu chí dưới mức điểm chuẩn trung bình 3. Vì vậy bên cạnh những điểm mạnh, DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC cũng có những điểm yếu như trong Bảng 2.19.

Điểm yếu:

- Quy mô đồng vốn của bản thân DN chưa thật sự mạnh: Qua bảng 2.8 mục 2.2.1 ở trên cho thấy DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC hầu hết là DN vửa và nhỏ, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay khó, khả năng hợp tác liên kết nhóm trong sản xuất gia công yếu. ..v/v. Đây là những thách thức rất lớn đến khả năng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và các nhu cầu tài chính khác để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tình trạng hoạt động của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC khơng ổn định. Tính khơng ổn định này đã hạn chế rất nhiều đến khả năng xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC hầu hết kinh doanh theo thương vụ, khơng có định hướng lâu dài, chưa có chiến lược hợp tác cùng phát triển bền vững, kinh doanh theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, tự cạnh tranh và triệt tiêu lợi thế của nhau, các DN lớn chưa thể hiện vai trò là đầu tàu liên kết cho các DN vừa và nhỏ, chưa huy động đựơc sức mạnh tổng lực để cùng nhau chiếm lĩnh thị trường CPC.

Tóm lại: Quy mơ doanh nghiệp có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC được các chuyên gia và DN đánh giá trung bình do có nhiều lợi thế về địa lý, khả năng huy động tốt sức người và sức của đáp ứng nhu cầu của DN trong từng thời điểm, trình độ cơng nghệ máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. Tuy nhiên năng lực tài

chính của bản thân DN cũng như khả năng tiếp cận vốn vay và khả năng hợp tác liên kết còn yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, và địi hỏi cần có sự liên kết giữa các DN (đặc biệt là DN tập đoàn kinh tế lớn) để tạo sức mạnh tổng lực tại thị trường CPC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)