Xu hƣớng cạnh tranh do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 26 - 28)

1.1 Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4.2 Xu hƣớng cạnh tranh do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia

một quốc gia sở tại

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh mới đã tạo ra những hệ quả làm thay đổi căn bản các quan niệm cạnh tranh truyền thống. Các biểu hiện cạnh tranh của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế công nghiệp, các phương thức cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh chuyển sang cạnh tranh dựa vào quy chế, bản chất cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác.[6]

) Các biểu hiện cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức

Kinh tế công nghiệp lấy sản xuất vật chất làm trọng tâm, nền kinh tế tri thức lấy sản xuất và sử dụng tri thức làm trọng tâm.

Sự chuyển dịch từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm cho đặc trưng lợi tức giảm dần chuyển sang lợi tức tăng dần. Do đó doanh nghiệp dẫn đầu thì càng dẫn đầu hơn nữa và doanh nghiệp mất lợi thế càng bị mất lợi thế hơn. Ngành kỹ thuật cao hiện nay chủ yếu dựa vào tri thức chứ không dựa vào tài nguyên và phát triển theo quy luật lợi tức tăng dần. Tuy vậy, nhiều sản phẩm kỹ thuật trong giai đọan nghiên cứu phát triển (R&D) và triển khai thì vận động theo quy luật lợi tức tăng dần của ngành kinh tế tri thức, nhưng khi trở thành sản phẩm thương mại hóa thì được đưa vào sản xuất quy mô theo quy luật lợi tức giảm dần của ngành kinh tế công nghiệp.

Trong điều kiện thị trường CPC, nền kinh tế công nghiệp chưa đạt đến trình độ phát triển cần thiết, khả năng tiếp cận cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến cịn rất hạn chế nên quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức còn phải trải qua một thời gian dài. Yếu tố này thích hợp để các DN vừa và nhỏ của VN mạnh dạn đầu tư sang thị trường CPC.

) Cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh chuyển sang cạnh tranh dựa vào quy chế

Adam Smith đưa ra học thuyết “Chi phí tuyệt đối” để phân tích cơ sở của phân cơng lao động xã hội, chứng minh nguyên lý của tính chất cùng có lợi trong thương mại. David Ricardo dựa trên cơ sở học thuyết chi phí tuyệt đối để đưa ra học thuyết “Chi phí so sánh”. Sự ra đời của học thuyết Chi phí so sánh đặt nền tảng xây dựng hệ thống học thuyết thương mại quốc tế, và trở thành tư tưởng chính trong lý luận thương mại quốc tế phương Tây [ 6 ].

Trong điều kiện thương mại quốc tế, những ngành thuộc mơ hình kinh tế quy mơ và với thị trường chưa hồn hảo thì sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách

bảo hộ có thể sắp xếp lại kết cấu thương mại quốc tế. Tuy vậy, họat động thương mại quốc tế có thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế hay khơng cịn phụ thuộc hàng lọat điều kiện bên trong và bên ngòai. Đàm phán thương mại thực sự đã trở thành công cụ để các nước hướng thẳng vào các luật lệ, thể chế và các biện pháp hành chính khác. Do vậy, họat động cạnh tranh quốc tế dựa vào lợi thế so sánh đã chuyển thành “cạnh tranh quy chế”.

Trong các cuộc đàm phán quốc tế, Campuchia luôn viện dẫn là một quốc gia nghèo để đấu tranh giành quy chế ưu đãi GSP từ các nước phát triển.Và như vậy, những doanh nghiệp thành công phải là những doanh nghiệp biết tận dụng các quy chế này để tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu tại thị trường CPC để xuất sang nước thứ ba.

) Cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác.

Trong quan hệ cạnh tranh thị trường, các doanh nghiệp nhỏ yếu sẽ rơi vào thế bất lợi. Do đó, để cân bằng vị thế cạnh tranh, những doanh nghiệp nhỏ yếu sẽ hình thành “liên minh” nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh làm đối trọng với đối thủ mạnh hơn mình. Từ đối sách hợp tác chúng ta có thể thấy rằng, trong xã hội phải dựa vào thực lực để hợp tác.

Bên cạnh sự tăng lên của cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, thì hiện tượng hợp tác nương tựa vào nhau cũng xuất hiện, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, hợp tác trong các hoạt động thông tin… Đặc trưng của sự nương tựa lẫn nhau giữa các doanh nghiệp để phát triển là cạnh tranh có tính chất hợp tác. Cạnh tranh khơng cịn là xung đột và đối kháng nữa, mà phải là sức mạnh tự tổ chức trong điều kiện hợp lực giữa các hệ thống.Và do vậy, sự lựa chọn tốt nhất là cạnh tranh có tính chất hợp tác và chiến lược hai bên cùng thắng.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đã có sự vận dụng lý luận này để hợp tác với các đối tác CPC và đối tác đầu tư nước ngoài khác và đã

Tóm lại, trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường của một quốc gia cụ thể, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ:

- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia đó, trên cơ sở đó xác định các quy luật vận động của nền kinh tế để hoạch định các biện pháp ứng xử thích hợp và kịp thời với những biến động của môi trường trên thị trường.

- Nắm bắt những cơ hội mới xuất hiện trên thị trường để tận dụng được các quy chế ưu đãi trong các Hiệp định song phương và đa phương mà quốc gia đó đã và sẽ ký kết. Những cơ hội này có thể làm thay đổi các chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cường hợp tác để từng bước xác lập vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hình thức và mức độ hợp tác tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh thực tế được xem xét cụ thể trong từng thời điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)