Năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 97)

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị

2.3.3.6 Năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng

Đánh giá năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trường của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC dựa trên 4 tiêu chí: nguồn nhân lực, trang thiết bị, ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường và năng lực tiếp cận thị trường của DN. Điểm trung bình được đánh giá đạt 2,8397 điểm so với thang điểm tối đa 5 và dưới điểm chuẩn 3. Yếu tố này được các chuyên gia và DN cho rằng yếu kém hơn so với các DN đầu tư nước ngoài khác tại thị trường CPC. (1,5 ≤ 2.8397 < 3).

Bảng 2.22 Kết quả khảo sát năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia TIÊU CHÍ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU TIẾP

CẬN THỊ TRƢỜNG

Điểm trung bình

1. Nguồn nhân lực cho hoạt động nghiên cứu thị trường 2.5652 2. Trang thiết bị cho hoạt động nghiên cứu thị trường 3.1739 3. Ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường 2.2283 4. Năng lực tiếp cận thị tường của doanh nghiệp 3.3913 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Trong 4 tiêu chí trên Bảng 2.22, chỉ có 2 tiêu chí đạt trên mức điểm chuẩn 3, cịn lại 2 tiêu chí dưới điểm chuẩn 3 (yếu kém hơn so với đối thủ cạnh tranh).

Điểm mạnh:

Do những điều kiện về lịch sử và địa lý, các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC dễ dàng tiếp cận thị trường hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong thực tế, trước khi thành lập DN tại thị trường CPC, các DN VN đã đưa hàng hóa sang thị trường CPC tiêu thụ, và khi đạt mức doanh số nhất định thì mới triển khai thành lập DN tại CPC.

Các điều kiện về trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu thị trường được tận dụng hiệu quả do việc qua lại dễ dàng giữa hai nước.

Bên cạnh nhũng điểm mạnh, DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC còn gặp nhiều điểm yếu như trong Bảng 2.22.

Điểm yếu:

- Doanh nghiệp rất khó khăn về nguồn nhân lực cho họat động nghiên cứu thị trường, bên cạnh đó cịn gặp phải những rào cản về ngơn ngữ, những khác biệt về văn hóa, về phong tục tập quán về mua sắm và tiêu dùng của ngướii dân sở tại.

- Năng lực trình độ marketing của DN cịn rất hạn chế, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư không được cung cấp kịp thời và rộng rãi cho các DN đựơc biết.

- Năng lực về tài chính của các DN cho hoạt động nghiên cứu thị trường còn quá hạn hẹp, nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường cịn bị xem nhẹ.

Tóm lại, yếu tố năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trường của các DN có vốn đầu tư VN cịn nhiều mặt hạn chế so với các DN đầu tư nước ngoài khác tại thị trường CPC. Trong thời gian tới, yếu tố này cần được tăng cường để đảm bảo duy trì được lợi thế cạnh tranh trong điều kiện CPC ngày càng hội nhập sâu vào nến kinh tế quốc tế và khu vực.

2.3.3.7 Trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp

Trình độ cơng nghệ sản xuất của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC được xem xét dựa vào 3 tiêu chí, điểm số trung bình các chuyên gia và DN đánh giá đạt 2,7391 điểm, dưới điểm chuẩn 3 và được cho là yếu so với các đối thủ cạnh tranh. (1,5 ≤ 2,7391 < 3).

Bảng 2.23 Kết quả khảo sát trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia

TIÊU CHÍ TRÌNH ĐỘ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT

Điểm trung bình 1. Trình độ ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến 3.0000

2. Hoạt động nghiên cứu kỹ thuật 2.9565

3. Khả năng đổi mới kỹ thuật 2.2609

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Trong 3 tiêu chí đánh giá, có 2 tiêu chí đạt mức trung bình là: trình độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hoạt động nghiên cứu kỹ thuật. Riêng tiêu chí khả năng đổi mới kỹ thuật được đánh giá là yếu.

Điểm mạnh:

Các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC được kế thừa công nghệ kỹ thuật tiên tiến do làn sóng đầu tư nước ngồi vào VN mang lại. Cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến này lại được đầu tư sang thị trường CPC, và đã phát huy hiệu quả nhất định.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu kỹ thuật cũng đã được quan tâm nhưng chỉ đạt mức độ trung bình (tương đương điểm chuẩn 3). Trong vài năm gần đây, với đà gia tăng đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn trên lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, phát triển nơng nghiệp… một số DN có vốn đầu tư VN đã tăng cường hoạt động nghiên cứu kỹ thuật để thúc đẩy hiệu quả khai thác.

Tuy vậy, yếu tố này vẫn tồn tại nhiều điểm yếu cơ bản như trong Bảng 2.23.

Điểm yếu:

- Do năng lực tài chính cịn hạn hẹp, điều kiện tiếp cận với những công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới chưa nhiều, nên các DN mới chỉ dừng lại ở việc tận dụng những công nghệ tiên tiến hiện có, và rất hạn chế đối với khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ.

- Nhiều DN VN đầu tư sang thị trường CPC theo phương thức dàn trãi, không tập trung vào năng lực cốt lõi hay đầu tư chiều sâu, nên đã hạn chế việc nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất của DN.

- Xét về cơ cấu ngành nghề của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, cho thầy khả năng rất hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Các lĩnh vực sản xuất đòi hỏi mức độ ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ cao cịn ít được đầu tư.

- Họat động đầu tư ứng dụng tiến bộ công nghệ của các DN có vốn đầu tư VN tuy có khởi sắc trong vài năm gần đây, nhưng còn hạn chế cả về số lượng DN tham gia đầu tư và quy mơ vốn đầu tư về chiều sâu, các DN nhìn chung cịn thiếu tính chủ động nên chưa tạo được một làn sóng đầu tư cơng nghệ thực sự mạnh mẽ tại thị trường CPC.

Tóm lại, trình độ cơng nghệ sản xuất của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC được cho là yếu so với đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường đổi mới công nghệ, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại thì việc ứng dụng cơng nghệ tiên tiến trong sản xuất có ý nghĩa rất quan trong quyết định đến năng lực cạnh tranh của DN.

Trong thời gian tới, yếu tố này cần phải được cải thiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC.

2.3.3.8 Năng lực xây dựng thƣơng hiệu

Năng lực xây dựng thương hiệu được xem xét dựa trên 5 tiêu chí, và được các chuyên gia và DN đánh giá đạt điểm 2,4478 trên thang điểm 5. Yếu tố này được xem là yếu so với các DN đầu tư nước ngoài khác tại Campuchia. (1,5 ≤ 2,4478 < 3).

Bảng 2.24 Kết quả khảo sát năng lực xây dựng thƣơng hiệu của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia TIÊU CHÍ NĂNG LỰC XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU

Điểm trung bình 1. Năng lực duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm 2.2609

2. Năng lực tổ chức quảng cáo hiệu quả 2.3913 3. Năng lực tổ chức các quan hệ công chúng 2.6196

4. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến 2.5652

5. Ngân sách cho hoạt động khuyến mại 2.4022 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Số liệu trên Bảng 2.24 cho thấy cả 5 tiêu chí đánh giá đều đạt điểm số dưới mức điểm chuẩn 3. Phân tích những yếu kém này cho thấy:

- Do chưa xác định rõ chiến lược kinh doanh dài hạn tại thị trường Campuchia, nhiều doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu trước mắt là doanh số và lợi nhuận. Các chiến lược định vị thương hiệu cho sản phẩm bị xem nhẹ, dẫn đến việc hạ thấp năng lực duy trì và nâng cao chất lượng cho sản phẩm.

- Các chương trình xúc tiến ít được quan tâm. Trong khi các DN là đối thủ cạnh tranh (Thái Lan , Trung Quốc) tổ chức từ 8 đến 9 hội chợ hằng năm, thì DN có vốn đầu tư VN chỉ tổ chức từ 3 đến 4 hội chợ/năm. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến còn rất hạn hẹp, nên các hội chợ của DN có vốn đầu tư VN thường rất đơn điệu, tính thu hút thấp.

- Xây dựng thương hiệu qua hệ thống kênh phân phối hiện đại không được quan tâm, trong khi đó hệ thống kênh phân phối truyền thống chưa phát huy hiệu quả trong xây dựng thương hiệu.

- Ngân sách cho các hoạt động chiêu thị khác như: quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mại luôn là những thách thức lớn đối với DN, không tạo được khác biệt

trong xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó tính chun nghiệp trong các hoạt động chiêu thị chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng thương hiệu.

Tóm lại, năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những yếu tố yếu kém nhất của các DN có vốn đầu tư VN so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường CPC. Yếu tố này cần phải có sự cải thiện đáng kể trong thời gian tới.

2.3.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia

Để đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, tác giả sử dụng “Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong”- Nguyễn Thị

Liên Diệp (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, theo Bảng 2.25

BẢNG 2.25 MA TRẬN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG CAMPUCHIA

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Trọng số của các yếu tố (0,00 → 1,00) Điểm số của từng yếu tố ( 1 → 5 ) Tính điểm theo trọng số

1. Quy mô của doanh nghiệp 0.150 3.1944 0.479

2. Năng lực cạnh tranh về giá 0.117 3.9294 0.460

3. Khà năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 0.131 3.3890 0.444

4. Năng lực về quản lý 0.124 3.1000 0.384

5. Trình độ cơng nghệ sản xuất 0.113 2.7391 0.310

6. Năng lực nghiên cứu,tiếp cận thị trường 0.120 2.8397 0.341 7. Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm 0.130 2.9674 0.386 8. Năng lực xây dựng thương hiệu 0.115 2.4478 0.282

TỔNG CỘNG 1.000 3.086

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Qua Bảng 2.25, tổng số điểm được các chuyên gia và DN đánh giá đạt 3,086. Như vậy theo phương pháp này 3 ≤ T = 3,086 < 3,5 , có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. Nhìn chung thì năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN đạt mức trung bình so với các DN đầu tư nước ngoài khác tại thị trường CPC. Tuy vậy, trong các yếu tố cấu thành còn nhiều yếu tố được đánh giá là yếu (dưới mức điểm chuẩn 3). Điều này đặt ra yêu cầu cần phải khắc phục và cải thiện trong thời gian tới.

2. Điểm nổi bật trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC là năng lực cạnh tranh về giá (T = 3,9294 > 3,5) được đánh giá là mạnh hơn so với các DN có vốn đầu tư nước ngoài khác tại thị trường CPC. Kết quả này là do các DN đã tận dụng được lợi thế về mặt địa lý để giảm thiểu chí phí đầu ra để tăng cường năng lực cạnh tranh đối với những sản phẩm tiêu dùng ở phân khúc thấp. Đây là một ưu điểm cần duy trì và phát huy trong thời gian tới.

3. Các yếu tố đạt mức trung bình (đạt điểm chuẩn 3), như: Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (3,3890), Quy mô của doanh nghiệp (3,1944), Năng lực về quản lý (3,1000) là những yếu tố có tầm quan trọng (chiếm trọng số) cao nhất trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tuần tự là: 0,131 – 0,150 – 0,124 . Điều này cho thấy tiềm năng nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC khi các yếu tố này được cải thiện.

4. Các yếu tố đạt mức yếu (dưới điểm chuẩn 3), như: Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm (2,9674), Năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trường (2,8397), Trình độ cơng nghệ sản xuất (2,7391), Năng lực xây dựng thương hiệu (2,4478) là những yếu tố có tầm quan trọng (trọng số) ở mức thấp (trừ năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm = 0,130). Điều này cho thấy DN cần xem xét lựa chọn để tập trung nỗ lực cải thiện yếu tố nào trước và yếu tố nào sau trong quá trình cạnh tranh.

Qua đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, cho thấy mức độ cạnh tranh của các yếu tố cấu thành là khơng đồng đều nhau. Vì vậy để cải thiện năng lực cạnh tranh cần có những giải pháp tập trung theo từng yếu tố. Tuy nhiên, ngoài những nỗ lực của bản thân, DN cũng cần có những đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh tại CPC. Luận án sẽ xem xét các yếu tố môi trường kinh doanh theo những nội dung sau .

2.4 Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tƣ VN tại thị trƣờng CPC cạnh tranh của DN có vốn đầu tƣ VN tại thị trƣờng CPC

Để đánh giá tầm quan trọng và đo lường các yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN, tác giả vận dụng mơ hình Ma trận đánh giá

sức hấp dẫn của thị trường (Hill & Jones 1992, trang 281), với các tiêu chí được xác định tại Mục 1.3 Chương 1, và được dùng để thiết lập các bảng câu hỏi khảo sát.

2.4.1 Tầm quan trọng (trọng số) của các yếu tố môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tƣ VN tại CPC ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tƣ VN tại CPC

Tác gìả đã tiến hành khảo sát trong tháng 11/2008 với 46 mẫu là lãnh đạo của

DN và những chuyên gia am hiểu về CPC để xác định các yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC – Phụ lục V.

Thang đo gồm 5 bậc (từ 1 đến 5), các giá trị T* = 3 thể hiện tầm quan trọng ở mức bình thường, T*

dưới 3 thể hiện tầm quan trọng ở mức thấp.

Trọng số của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tính theo cơng thức: xi , tổng các trọng số = 1

∑ xi (i = 1 ; 8)

2.4.1.1 Quy mô dung lƣợng thị trƣờng

Quy mô dung lượng thị trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN, và thể hiện sức mua của thị trường.

Bảng 2.26 Quy mô dung lƣợng thị trƣờng

N (mẫu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0.115 3.0217 3 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục V

Theo kết quả Bảng 2.26, quy mô dung lượng thị trường được các chuyên gia đánh giá với điểm số là 3,0217 có tầm quan trọng ở mức độ trung bình đến năng lực cạnh tranh của DN (3 ≤ Mi < 3,5), và chiếm trọng số 0.115 so với các yếu tố khác của môi trường.

23.9 13 21.7 19.6 21.7 Rất không quan trọng Khơng quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 2.9 Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố quy mô dung lƣợng thị trƣờng

Khi hỏi về tầm quan trọng của yếu tố quy mô dung lượng thị trường, có 11 người cho rằng rất không quan trọng (23,9%), 6 người không quan trọng (13%), 10 người bình thường (21,7%), 9 người quan trọng (19,6%), 10 người rất quan trọng (21,7%) – Phụ lục V.

2.4.1.2 Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường cho biết khả năng quy mô thị trường trong tương lai, và là cơ sở để DN định hướng kinh doanh.

Bảng 2.27 Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng

N (mẫu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0.134 3.5000 3 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục V

Kết quả khảo sát Bảng 2.27 cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường được các chuyên gia đánh giá với điểm số trung bình là 3,5000 có tầm ảnh hưởng quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)