2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị
2.3.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam
tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia
Để đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, tác giả sử dụng “Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong”- Nguyễn Thị
Liên Diệp (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, theo Bảng 2.25
BẢNG 2.25 MA TRẬN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG CAMPUCHIA
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Trọng số của các yếu tố (0,00 → 1,00) Điểm số của từng yếu tố ( 1 → 5 ) Tính điểm theo trọng số
1. Quy mô của doanh nghiệp 0.150 3.1944 0.479
2. Năng lực cạnh tranh về giá 0.117 3.9294 0.460
3. Khà năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 0.131 3.3890 0.444
4. Năng lực về quản lý 0.124 3.1000 0.384
5. Trình độ cơng nghệ sản xuất 0.113 2.7391 0.310
6. Năng lực nghiên cứu,tiếp cận thị trường 0.120 2.8397 0.341 7. Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm 0.130 2.9674 0.386 8. Năng lực xây dựng thương hiệu 0.115 2.4478 0.282
TỔNG CỘNG 1.000 3.086
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV
Qua Bảng 2.25, tổng số điểm được các chuyên gia và DN đánh giá đạt 3,086. Như vậy theo phương pháp này 3 ≤ T = 3,086 < 3,5 , có thể đưa ra một số kết luận như sau:
1. Nhìn chung thì năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN đạt mức trung bình so với các DN đầu tư nước ngồi khác tại thị trường CPC. Tuy vậy, trong các yếu tố cấu thành còn nhiều yếu tố được đánh giá là yếu (dưới mức điểm chuẩn 3). Điều này đặt ra yêu cầu cần phải khắc phục và cải thiện trong thời gian tới.
2. Điểm nổi bật trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC là năng lực cạnh tranh về giá (T = 3,9294 > 3,5) được đánh giá là mạnh hơn so với các DN có vốn đầu tư nước ngồi khác tại thị trường CPC. Kết quả này là do các DN đã tận dụng được lợi thế về mặt địa lý để giảm thiểu chí phí đầu ra để tăng cường năng lực cạnh tranh đối với những sản phẩm tiêu dùng ở phân khúc thấp. Đây là một ưu điểm cần duy trì và phát huy trong thời gian tới.
3. Các yếu tố đạt mức trung bình (đạt điểm chuẩn 3), như: Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (3,3890), Quy mô của doanh nghiệp (3,1944), Năng lực về quản lý (3,1000) là những yếu tố có tầm quan trọng (chiếm trọng số) cao nhất trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tuần tự là: 0,131 – 0,150 – 0,124 . Điều này cho thấy tiềm năng nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC khi các yếu tố này được cải thiện.
4. Các yếu tố đạt mức yếu (dưới điểm chuẩn 3), như: Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm (2,9674), Năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trường (2,8397), Trình độ cơng nghệ sản xuất (2,7391), Năng lực xây dựng thương hiệu (2,4478) là những yếu tố có tầm quan trọng (trọng số) ở mức thấp (trừ năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm = 0,130). Điều này cho thấy DN cần xem xét lựa chọn để tập trung nỗ lực cải thiện yếu tố nào trước và yếu tố nào sau trong quá trình cạnh tranh.
Qua đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, cho thấy mức độ cạnh tranh của các yếu tố cấu thành là khơng đồng đều nhau. Vì vậy để cải thiện năng lực cạnh tranh cần có những giải pháp tập trung theo từng yếu tố. Tuy nhiên, ngoài những nỗ lực của bản thân, DN cũng cần có những đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh tại CPC. Luận án sẽ xem xét các yếu tố môi trường kinh doanh theo những nội dung sau .