3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ
3.2.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp dựa trên những nhận định về môi trường kinh doanh tạ
doanh tại thị trường CPC
1. Mức độ hội nhập kinh tế khu vực và xu hướng chuyển dịch thương mại của thị trường CPC. Trong động thái này, hàng hóa từ các nước trong khu vực sẽ có nhiều lợi thế hơn (thuế suất bằng 0) khi nhập khẩu vào CPC, và tạo ra xu hướng chuyển dịch thương mại (Phụ lục - biểu đồ 2.1 & 2.2) với các quốc gia Đông Nam Á. Người tiêu dùng CPC sẽ có nhiều lựa chọn hơn, mức độ tiếp cận với hàng ngoại nhập nhiều hơn, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ rút ngắn hơn.
2. Các chính sách vĩ mơ của chính phủ Vương quốc CPC ngày càng hồn thiện và thơng thống hơn. Cùng với sự ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực, CPC sẽ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng sáng sủa, cục diện cạnh tranh sẽ có nhiều thay đổi địi hỏi DN có vốn đầu tư VN triệt để tận dụng các lợi thế cạnh tranh, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh và cải thiện năng lực nội tại của mình.
3. Kết quả khảo sát cho thấy DN có vốn đầu tư VN còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. Bên cạnh những điểm yếu cơ bản mà bản thân DN cần phải tự khắc phục, cịn có nhiều điểm yếu của DN do chưa có sự hỗ trợ thỏa đáng một cách nhất quán từ chính phủ cũng như chính quyền các cấp của Việt Nam.
Từ những cơ sở trên, tác giả sẽ trình bày những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN gồm các nhóm giải pháp cơ bản sau đây:
- Nhóm giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh
- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến lược sản xuất kinh doanh - Nhóm giải pháp hỗ trợ của chính phủ
- Nhóm giải pháp phát huy nội lực của doanh nghiệp.
Các nhóm giải pháp này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và đều tập trung vào
mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC.