Nhóm giải pháp đối với khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 148)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.2 Nhóm giải pháp đối với khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Yếu tố khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm được xêp hạng thứ 2 về tầm quan trọng (trọng số) trong 8 yếu tố nội lực của doanh nghiệp, và khả năng cạnh tranh được đánh giá là khá mạnh. Điểm yếu của yếu tố này là tiêu chí: tính chất đổi mới về sản phẩm của doanh nghiệp – Phụ lục IV.

Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu của thị trường Campuchia trong nền kinh tế thế giới và khu vực, người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận nhanh hơn với các loại sản phẩm hàng hóa mới và có nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm, đặc biệt là đối với những sản phẩm đòi hỏi các dịch vụ cần thiết trong lúc bán hàng và sau khi bán hàng.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh những lĩnh vực ngành hàng này không thể bàng quang chỉ kinh doanh những sản phẩm hiện có, mà cịn địi hỏi phải nghiên cứu cải tiến hoặc tạo ra sản phẩm mới phù hợp với xu thế tiêu dùng của thời đại.

Giải pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cho yếu tố này gồm: Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm một cách thường xuyên thông qua các hội chợ triển lãm của Việt Nam và các nước được tổ chức tại Campuchia, hoặc thông qua hoạt động tư vấn của các chuyên gia.

Giải pháp 2 : Xem xét đánh giá đặc điểm nhu cầu và chu kỳ sống của dòng sản phẩm đang kinh doanh. Cần tập trung nỗ lực nghiên cứu đổi mới thường xuyên đối với những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn.

Giải pháp 3 : Đa dạng hóa các mẫu mã sản phẩm kinh doanh. Tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển đối với những sản phẩm thuộc năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và phát triển sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm.

Giải pháp 4 : Tăng cường đổi mới trang thiết bị sản xuất; chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, chú ý đến yếu tố đầu tư dài hạn và thân thiện với môi trường.

Giải pháp 5 : Bên cạnh những vấn đề về sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần làm tốt hơn nữa các dịch vụ như: cung cấp dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ tư vấn trong lúc bán hang… v/v

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đuổi kịp với nhu cầu đổi mới trong chu kỳ sống của sản phẩm, tránh được tình trạng tụt hậu trong phát triển mẫu mã so với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại, tạo lập được sự trung thành của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu.

3.2.6.3 Nhóm giải pháp về quy mơ của doanh nghiệp

Quy mơ của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia được đánh giá là có tầm quan trọng hàng đầu, tuy nhiên xét vế năng lực cạnh tranh thì được xếp vào hạng 3. Trong đó các tiêu chí được cho là yếu gồm: Năng lực quay vịng vốn, năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, năng lực huy động vốn kinh doanh (các tiêu chí này có điểm số trung bình đều dưới điểm chuẩn 3 – Phụ lục IV). Các tiêu chí cịn lại trong quy mơ doanh nghiệp chỉ đạt và vượt chút ít so với điểm chuẩn 3.

Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi chiến lược kinh tế quy mô trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ buộc phải tăng cường khả năng liên kết để phát triển hình thức cạnh tranh theo kinh tế quy mô, hoặc tạo ra sự khác biệt lớn để tích lũy trong cạnh tranh về tốc độ. Những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ đóng vai trị đầu tàu trong các mối liên kết để tăng cường sức mạnh tổng lực.

Vì vậy để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của yếu tố này, doanh nghiệp có thể vận dụng các giải pháp sau:

Giải pháp 1 : Hợp tác liên kết trong cộng đồng các doanh nghiệp như: trao đổi thông tin qua lại cho nhau, sử dụng dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ… Ngồi ra có thể thơng qua các hợp đồng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hoặc tạo ra những sản phẩm đặc thù bổ trợ cho các dòng sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

Giải pháp 2 : Hình thành các hiệp hội ngành hàng để có thể triển khai đồng bộ với quy mô đủ mạnh các họat động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và đáp ứng nhu cầu của những khách hàng lớn. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong định hướng và hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp thành viên. Tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia.

Giải pháp 3: Các doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh nên tăng cường vai trị là đầu tàu trong việc chiếm lĩnh các lĩnh vực và ngành hàng để mở đường kéo theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm lực lượng hỗ trợ tạo ra được sức mạnh tổng lực trong họat động cạnh tranh trên thị trường Campuchia. Các hướng đi này có thể là: đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa hàng vào đó để trưng bày giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng ngoại quan để giải quyết vấn đề thanh tốn tăng nhanh vịng quay vốn với các doanh nghiệp Campuchia có những hạn chế về đồng vốn kinh doanh, làm đầu mối xây dựng hệ thống kênh phân phối theo ngành hàng kinh doanh, vận dụng hình thức liên kết dọc trong đó các doanh nghiệp vửa và nhỏ là những cơ sở sản xuất vệ tinh cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp lớn…v/v.

Giải pháp 4 : Các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Campuchia cần tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay của Việt Nam (thông qua các chi nhánh ngân hàng thương mại của Việt Nam tại Campuchia) hoặc các nguồn vốn vay mà chính phủ các nước dành ưu tiên phát triển một số lĩnh vực và ngành nghề cho Campuchia.

Giải pháp 5: Với quy chế tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á (AEC) vào năm 2015, doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia nên tăng cường lao động cả về số lượng lẫn chất lượng để mở rộng khả năng giám sát hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Campuchia.

Giải pháp 6: Trong thời gian trước mắt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia cần tập trung các nguồn lực cho chiến lược marketing mục tiêu, tạo ra những khác biệt trong kinh doanh phù hợp với năng lực cốt lõi để nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực về quy mô của doanh nghiệp sẽ làm tăng cảm nhận của người tiêu dùng Campuchia đối với sản phẩm của doanh nghiệp, tạo được sự an tâm

tin tưởng khi quyết định mua sắm, làm tăng khả năng phát triển ngành nghề kinh doanh và phát triển thị trường.

3.2.6.4 Nhóm giải pháp về năng lực quản lý

Năng lực về quản lý được đánh giá có tầm quan trọng thứ 4 trong các yếu tố nội lực và đạt mức điểm xếp hạng thứ 4 trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Trong đó 2 tiêu chí được đánh giá là yếu gồm: trình độ tổ chức quản lý và trình độ hoạch định sản xuất kinh doanh (điểm trung bình đều dưới điểm chuẩn 3), các tiêu chí cịn lại chỉ đạt và vượt chút ít so với điểm chuẩn.

Năng lực quản lý ln ln có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh. Đặc biệt khi doanh nghiệp đã vươn ra đầu tư sản xuất kinh doanh ngồi biên giới của quốc gia thì càng địi hỏi có những kiến thức rộng. Do vậy, sản xuất kinh doanh tại thị trường Campuchia, tất cả các doanh nghiệp đều phải nâng cao năng lực quản lý, tăng cường kiến thức cả chiều rộng lẫn chiều sâu để có thể hoạch định được các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Để phát huy điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của yếu tố này, các giải pháp trong thời gian tới là:

Giải pháp 1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Campuchia cần xây dựng các mục tiêu và biện pháp trong chiến lược kinh doanh dài hạn tại Campuchia, có thể là đến năm 2015 hoặc 2020. Cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp về những tác động và khả năng biến đổi của thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Campuchia.

Giải pháp 2 : Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện chiến lược để có những điều chỉnh các nội dung thích hợp với tình hình mới, đặc biệt là việc kiểm tra đánh giá chiến lược theo từng năm của doanh nghiệp.

Giải pháp 3: Hình thành bộ phận (hoặc phòng) chuyên trách hoạt động marketing, nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình marketing phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

Giải pháp 4 : Lựa chọn và tuyển dụng những sinh viên người Campuchia đã được đào tạo bài bản tại Việt Nam để tham gia điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là ở

những khâu công tác thường xuyên tiếp xúc với các khách hàng và các quan chức chính quyền địa phương.

Giải pháp 5 : Hoàn thiện tổ chức quản lý theo hướng tăng cường quyền hạn cho cơ sở để có thể thích ứng linh họat với những biến động của thị trường; xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, mục tiêu chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn.

Giải pháp 6 : Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý sản xuất, chăm sóc và phân tích khách hàng, quản trị hệ thống kênh phân phối, quản lý tồn kho, xữ lý các đơn hàng…v/v

Phát huy được yếu tố này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được nền tảng để thích nghi một cách linh hoạt với những biến động của thị trường, có được nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển trong tương lai, giảm thiểu được các rủi ro trong quản lý.

3.2.6.5 Nhóm giải pháp về năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm được đánh giá có tầm quan trọng đứng hàng thứ 3 trong các yếu tố nội lực của doanh nghiệp, nhưng vể khả năng cạnh tranh thì được xếp ở hạng thứ 5. Các tiêu chí được đánh giá là yếu bao gồm: Tính chu đáo và trung thực trong kinh doanh, năng lực quản trị hệ thống kênh phân phối, trình độ tổ chức hệ thống kênh phân phối. Chỉ có tiêu chí kỹ năng trong đàm phán và giao tiếp là được đánh giá khá mạnh – Phụ lục IV.

Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong các yếu tố nội lực của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia. Tùy vào năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm của sản phẩm, vị thế cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ chọn hình thức và hệ thống kênh phân phối để tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống kênh phân phối truyền thống với lực lượng trung gian thương mại hiện có, các doanh nghiệp tiềm lực kinh tế mạnh cần củng cố kênh phân phối hiện tại đồng thời chiếm lĩnh mở rộng phân phối trong các kênh phân phối hiện đại hoặc kênh phân phối hoàn toàn mới.

Để phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong thời gian tới, các giải pháp cần được thực hiện như sau:

Giải pháp 1: Tăng cường phát triển mạng lưới (hoặc mở chi nhánh) tại các tỉnh thành phố lớn ở Campuchia, sau đó tăng dần quy mơ và lan dần sang các tỉnh thành phố khác.

Giải pháp 2 : Mở rộng quan hệ mua bán tin cậy với các đối tác Campuchia gồm: các doanh nghiệp tập đoàn lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ hợp và các hộ cá thể. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam thuộc các tập đồn lớn phải đóng vai trị là người đầu kênh, mở các kênh phân phối dài tới các khu vực nơng thơn của Campuchia đồng thời có những kênh phân phối ngắn làm nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp là những trung gian thương mại cung cấp hàng hóa rộng khắp trên tồn bộ thị trường Campuchia và các trung gian thương mại này cũng là nguồn cung cấp các thông tin về thị trường rất tốt cho các doanh nghiệp tập đoàn lớn.

Giải pháp 3 : Vận dụng đa dạng các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm như: Kênh phân phối độc quyền, kênh phân phối chọn lọc, kênh phân phối đại trà. Việc lựa chọn hệ thống kênh phân phối tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, đặc điểm của trung gian, đặc điểm cạnh tranh và đặc điểm của khách hàng tại mỗi khu vực cụ thể. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến các yếu cầu: về mức độ kiểm sốt kếnh, mức độ bao phủ thị trường, chi phí trong kênh và tính linh hoạt của kênh.

Giải pháp 4 : Doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam cũng cần xem xét liên doanh với thế hệ thương nhân Campuchia được đào tạo từ các nước phát triển về marketing và quản trị kinh doanh, và là người thân của các quan chức địa phương hoặc quân đội. Với uy tín và các mối quan hệ sẳn có, họ có thể giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam thiết lập mạng lưới phân phối, cũng như đường vận chuyển hàng hoá, kho trữ hàng… rộng khắp các tỉnh thành phố trong nội địa Campuchia. Khi đã khẳng định được vị thế, tùy vào điều kiện và năng lực của doanh nghiệp mà có thể chuyển giao cho đối tác Campuchia thực hiện hoàn toàn các họat động phân phối và tiêu thụ, hoặc doanh nghiệp tự tổ chức phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Campuchia.

Giải pháp 5 : Mở rộng hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm trong các kênh phân phối hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn, cà phê máy lạnh wifi…v/v. Hệ thống kênh phân phối này đang có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh thành phố lớn của Campuchia.

Giải pháp 6 : Doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam cần tăng cường phát triển các dịch vụ (trong lúc bán hàng và sau khi bán hàng), tăng cường sự chăm sóc khách hàng và trung thực trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Campuchia. Cần thấy rằng không chỉ đơn thuần là bán một sản phẩm, mà phải mang đến cho khách hàng các giá trị cộng thêm như dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi, bảo trì, tư vấn, tham gia vào hoạt động chăm sóc cộng đồng… để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và tên tuổi của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực tồ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện duy trì được lực lượng khách hàng hiện có đồng thời có khả năng khai thác thêm các khách hàng tiềm năng mới. Với năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm mạnh, doanh nghiệp có thể vượt qua được một số thách thức của những yếu tố cạnh tranh mà hiện nay doanh nghiệp cịn yếu.

3.2.6.6 Nhóm giải pháp về năng lực nghiên cứu và tiếp cận thị trƣờng

Năng lực nghiên cứu và tiếp cận thị trường được xếp về tầm quan trọng đứng hàng thứ 5 trong các yếu tố nội lực, tuy nhiên khi đánh giá về khả năng cạnh tranh thì được xếp vào hàng thứ 6. Những điểm yếu trong yếu tố này là: Ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường và nguồn nhân lực cho hoạt động nghiên cứu thị trường – Phụ lục IV.

Nghiên cứu và tiếp cận thị trường là hai giai đoạn đầu và cuối của quá trình marketing của doanh nghiệp. Sẽ khơng đánh giá đúng thị trường nều yếu về năng lực nghiên cứu, và sản phẩm sẽ không thể đến tay người tiêu dùng nếu không tiếp cận được thị trường. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia đều cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và tiếp cận thị trường, dù dưới hình thức trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)