Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 60 - 65)

2.2 Một số yếu tố về môi trƣờng

2.2.1 Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô

a). Yếu tố chính trị tại thị trƣờng Campuchia

Vương quốc Campuchia là quốc gia theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến với nền kinh tế thị trường. Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng nhân dân Campuchia (CPP), một chính Đảng có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh tại Campuchia.

b). Yếu tố kinh tế tại thị trƣờng Campuchia

Campuchia đã thiết lập quan hệ ngọai giao và thương mại với 88 quốc gia trên thế giới, nhận được quy chế tối huệ quốc của Mỹ theo các điều khoản đã thỏa thuận năm 1996 về thương mại và sở hữu trí tuệ và cũng nhận được ưu đãi GSP của Mỹ năm

1997. Ngày 11 tháng 09 năm 2004 Campuchia trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Campuchia là một trong những quốc gia kém phát triển. Kinh tế Campuchia đã đạt được một số thành quả nhất định trong những năm gần đây:

Bảng 2.1 - Một vài số liệu về kinh tế của Campuchia

Nguồn số liệu: - Viện thống kê quốc gia, Viện kinh tế Campuchia năm 2009 - Website: CIA factbook năm 2009 [ 50 ]

Sản phẩm nông nghiệp, năm 2009 chiếm tỷ trọng 29% GDP = 2005,93 triệu USD (Năm 2008: 34.4% GDP = 2.429 triệu USD). Có khỏang 4.848.000 hecta đất trống có thể canh tác, nhưng thực tế chỉ có 2,5 triệu hecta được trồng trọt. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là: cây lúa, cây cao su, cây bắp, cây cọ dầu, rau, mía đường, và các sản phẩm chăn nuôi khác. Lĩnh vực nông nghiệp thu hút 67,9% lao động của Campuchia. Năng suất canh tác nơng nghiệp cịn rất thấp do chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào trong nông nghiệp.

Sản phẩm công nghiệp, năm 2009 chiếm tỷ trọng 30% GDP= 2.075,1 triệu USD ( Năm 2008: 23,8% GDP = 1680,5 triệu USD). Lĩnh vực công nghiệp thu hút 12,7 % lao động làm việc trên các ngành: dệt may và da giày, chế biến lương thực, thuốc lá, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, chế biến gỗ, xi măng, sản xuất cao su,

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009

GDP ( Giá cố định năm 2000 – triệu USD ) Tỷ lệ tăng GDP (%)

- Ngành nông nghiệp (%) - Ngành công nghiệp (%) - Ngành dịch vụ (%)

GDP đầu người (Giá cố định năm 2000 - USD ) Lạm phát (%)

Tỷ giá hối đóai Riel/ USD Nguồn đầu tư FDI (triệu USD) Tổng giá trị xuất khẩu (triệu USD) Tổng giá trị nhập khẩu (triệu USD) Nợ nước ngòai ( triệu USD )

6.588 10,2 5,1 8,4 10,2 594 15,8 4.006 867 3.905 3.675 - 7.061 6,7 5,7 4 9 738 19,7 4070 815 4.249 4.476 4.127 6.917 - 1 -17,42 23,48 -3,91 731 - 0,7 4.135 530 4.986 3.901 4.157

ngành giấy và chế biến thực phẩm. Ngành sản xuất hàng may mặc chiếm một tỷ lệ quyết định trong ngành công nghiệp của Campuchia (Sản phẩm may mặc của Campuchia đứng thứ 5 trên thế giới sau: Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Indonesia).

Sản phẩm trong lĩnh vực dịch vụ, năm 2009 chiếm tỷ trọng 41% GDP = 2.835,97 triệu USD (Năm 2008: 41,8% GDP = 2.951,50 triệu USD). Lĩnh vực dịch vụ thu hút 19,4 % lao động, bao gồm du lịch, bưu chính viễn thơng,vận tải và xây dựng. Thu nhập dịch vụ của Campuchia chủ yếu là từ nguồn du lịch và xây dựng.

c). Yếu tố văn hóa – xã hội tại thị trƣờng Campuchia

Dân số:14.701.717 người (đến tháng 7/2011-CIA Factbook), người dân trong độ tuổi lao động là 8,1 triệu người, trong đó lao động trong các lĩnh vực nơng nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ trên 75%. Nhân khẩu trung bình cho mỗi hộ là: 5,3 người. Dân thành thị chiếm khoảng 15%, cịn lại 85% sống ở nơng thơn. Với cơ cấu dân số và thu nhập hiện nay, người dân Campuchia thường chọn cách mua sắm của mình qua hệ thống kênh phân phối truyền thống. Hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam hầu hết đều tập trung tiêu thụ tại hệ thống kênh này. Điều này có thể phù hợp trong giai đọan hiện tại, nhưng về dài hạn nếu không quan tâm đến hệ thống kênh phân phối hiện đại, thì sẽ khó xây dựng thương hiệu và sẽ bỏ sót một phân khúc thị trường đang có sự phát triển ở một tương lai gần.

d). Yếu tố luật pháp liên quan đến đầu tƣ tại thị trƣờng Campuchia

Một số quy định cụ thể trong luật đầu tư của Campuchia:

Về quyền lợi của nhà đầu tƣ

Nhà đầu tư nước ngồi được đối xử bình đẳng ngoại trừ quyền sở hữu đất đai; Chính phủ cam kết khơng quốc hữu hóa tài sản của các nhà đầu tư; Chính phủ khơng áp đặt, quy định giá sản phẩm, dịch vụ của các nhà đầu tư; Cho phép nhà đầu tư được mua ngọai tệ thông qua hệ thống ngân hàng và chuyển ra nước ngòai cho các mục đích: trả tiền hàng nhập khẩu, trả nợ, trả tiền bản quyền, phí quản lý, chuyển lợi nhuận, rút vốn.

Về chính sách khuyến khích đầu tƣ

- Thuế lợi tức là 9% so với 20% của các doanh nghiệp không đựơc Hội Đồng phát triển Campuchia (CDC) khuyến khích. Các cơng ty khai thác tài nguyên thiên nhiên như: khai thác gỗ xây dựng, dầu mỏ, vàng , đá quý chịu mức thuế là 30%.

- Miễn thuế lợi tức đến 8 năm theo từng lọai dự án được khuyến khích. - Cho phép khấu trừ rủi ro thua lổ trong kinh doanh cho 5 năm kế tiếp. - Không đánh thuế đối với tiền lãi cổ tức, lợi nhuận trong quá trình đầu tư. - Miễn thuế chuyển lợi nhuận về nước.

- Miễn thuế nhập khẩu 100% đối với vật liệu xây dựng, máy móc và các thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu thô, bán thành phẩm và các nguyên liệu đóng gói cho hầu hết các dự án trong giai đọan xây dựng và năm họat động đầu tiên. Thời gian miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng nói trên có thể đựơc kéo dài cho các dự án xuất khẩu đá quý với mức tối thiểu 80% sản phẩm được xuất khẩu và các dự án nằm trong các khu kinh tế đặc biệt ( Khu chế xuất, khu kinh tế tự do…) .

- Cho phép sử dụng nhân cơng nước ngịai nếu lao động địa phương không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Những lĩnh vực đƣợc ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ, cụ thể nhƣ:

Sản phẩm vật nuôi và cây trồng; ngư nghiệp; sản xuất và chế biến thực phẩm và các sản phẩm có liên quan; sản xuất các sản phẩm dệt may; sản xuất các hàng thêu; sản xuất hàng tiêu dung; sản xuất giấy; sản xuất máy móc; sản xuất cao su và các lọai nhựa; sản xuất da; chế tạo thép; sản xuất điện và thiết bị điện; giao thông và các thiết bị; xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm điện và cấp nước; sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp; xây dựng khách sạn; Y tế; giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế; trung tâm đào tạo nghề; cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch và văn hóa; các họat động bảo vệ mơi trường.

Những dự án đƣợc khuyến khích đầu tƣ khơng phụ thuộc vào quy mô đồng vốn đầu tƣ: sản xuất cây trồng, vật nuôi, hải sản, sản xuất thiết bị giao thông,

đường cao tốc, đường phố, khai thác mỏ, quặng, dầu, khí đốt, các sản phẩm hàng tiêu dùng, xây dựng khách sạn (từ 3 sao trở lên), những phương tiện cho y học và giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, các trung tâm đào tạo hướng nghiệp, cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực du lịch và văn hóa, các họat động sản xuất và khai thác để bảo vệ môi trường.

Những dự án đƣợc khuyến khích đầu tƣ có số vốn pháp định từ 500.000 USD trở lên: sản xuất cao su, nhựa hỗn hợp, các sản phẩm thuộc da, thiết bị điện-điện

tử, sản xuất và chế biến thực phẩm.

Những dự án đƣợc khuyến khích đầu tƣ phải có vốn pháp định tối thiểu 1.000.000 USD trở lên: sản xuất hàng dệt may, đồ gia dụng, các sản phẩm hóa chất,

nhà máy dệt, các sản phẩm giấy, các sản phẩm kim lọai đúc sẵn, sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp.

Những dự án đƣợc phép đầu tƣ nhƣng không đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ: các họat động thương mại, các hình thức dịch vụ giao thông, các

cửa hàng miễn thuế, nhà hàng, các câu lạc bộ Karaoke và các hộp đêm, các trung tâm thương mại, các họat động có liên quan đến in ấn, các mạng lưới trung gian phân phối, các họat động bán buôn và bán lẻ, các dịch vụ về nghề nghiệp. Đối với các dịch vụ pháp lý, doanh nghiệp nước ngòai nếu muốn họat động tại campuchia phải liên kết với một văn phòng luật sư của Campuchia.

Qua các yếu tố môi trường vĩ mô cho thấy:

- Về yếu tố chính trị: Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khác, do quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam – Campuchia. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam an tâm xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài tại Campuchia.

- Về yếu tố kinh tế cho thấy cơ cấu đóng góp của các ngành trong GDP đang có sự chuyển dịch sang cơng nghiệp và dịch vụ, ngồi ra cũng cho thấy kinh tế có sự phát triển ổn định trong các hoạt động xuất nhập khẩu Những biểu hiện này giúp cho doanh nghiệp có những lựa chọn các lĩnh vực phù hợp để đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

- Những biểu hiện trong yếu tố văn hóa xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược định vị sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng Campuchia và lựa chọn hệ thống kênh phân phối phù hợp với tập quán mua sắm

- Những điều kiện trong yếu tố luật pháp sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia xác định được những ngành nghề nào mà chính phủ đang khuyến khích thu hút đầu tư hoặc khơng khuyến khích đầu tư. Qua đó doanh nghiệp sẽ xây dựng các biện pháp cụ thể để tận dụng các cơ hội hoặc giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)