Quan hệ trong đầu tƣ giữa Việt Nam với Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 76 - 78)

2.2 Một số yếu tố về môi trƣờng

2.2.4.2 Quan hệ trong đầu tƣ giữa Việt Nam với Campuchia

Trong tổng mức vốn đầu tư vào Campuchia trong khoảng thời gian từ 1995 đến tháng 8 năm 2009, Việt Nam chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn (1,82% = 302,4 triệu USD). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2009 và trong năm 2010, mức vốn đầu tư vào CPC đã có sự tăng mạnh khoảng 496 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư vào CPC là 798 triệu USD, đưa VN lên hàng thứ năm (chỉ sau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Hoa Kỳ) trong số các nước đầu tư vào CPC. Nhiều dự án đầu tư của DN VN đã tập trung cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo nguồn hàng nông sản làm đầu vào cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.

Bảng 2.5 Họat động đầu tƣ giữa Việt Nam với Campuchia

Đơn vị tính: Triệu USD (lấy số trịn)

Năm Vốn đầu tƣ của các

nƣớc vào Campuchia

Trong đó Vốn đầu tƣ của Việt Nam vào Campuchia

Tỷ lệ % 1995-2004 4.611 26,4 0,57 2005 614 - - 2006 1.822 2 0,11 2007 1.334 139,1 10,43 2008 6.957 20,9 0,30 2009 1.228 114 9,28 2010 782 * 496 ** 2011 NA 1.429,3 Cộng 2.227,7 **

Nguồn số liệu : - Hội Đồng phát triển Campuchia (CDC) – năm 2009 [38]

- * ASEAN Foreign Direct Investment Statistics Database - 2010 - ** Báo cáo của Bộ KH–ĐT Việt Nam tại Hội nghị biên mậu

ngày 28/11/2011: tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2011

Theo đánh giá của các quan chức Hội đồng phát triển Campuchia và Bộ Thương Nghiệp CPC, thì các dự án cam kết đầu tư của các DN Việt Nam mang tính khả thi cao, và tập trung vào các lĩnh vực mà hiện nay Chính phủ Campuchia đang khuyến khích thu hút đầu tư như: may mặc, chế biến gỗ, trồng rừng, trồng cây cơng

nghiệp lâu năm, khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp xe đạp, viễn thông, hàng khơng, ngân hàng, sản xuất phân bón…Cụ thể đến cuối năm 2011, các dự án có mức đầu tư lớn đã tăng mạnh và tập trung vào các dự án: Hàng không dân dụng (100 triệu USD), ngân hàng BIDC (100 triệu USD), sản xuất phân bón tại tỉnh Kandal (96 triệu USD), thăm dò và khai thác dầu khí quanh khu vực Biển Hồ - Tonle Sap (200 triệu USD), mạng viễn thông của Tổng công ty Viettel (150 triệu USD), đầu tư trồng cao su 100.000 ha của Tập đoàn cao su tại các tỉnh Kompong Cham, Kratié, Stưng Treng (100 triệu USD), dự án trồng cây điều 15.000 ha của công ty Dona tại tỉnh Kompong Thom, doanh nghiệp sản xuất đường Bourbon và Biên Hịa (đầu tư trồng mía trên diện tích 10.000 ha tại tỉnh Svay Riêng giáp với Tây Ninh). Ngồi ra cịn nhiều DN có vốn đầu tư VN với quy mô nhỏ thuê đất từ 100 đến 200 ha để trồng lúa, cây thuốc lá, xồi và một số nơng sản khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước đã đầu tư nhà máy xẽ gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ gia dụng (thành phẩm và bán thành phẩm) tiêu thụ tại CPC hoặc xuất khẩu về VN. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các xưởng chế biến tại CPC mà còn thỏa mãn nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.

Hoạt động nuôi thủy sản cũng được các DN VN đầu tư tập trung tại các tỉnh CPC giáp biên giới với An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang để nuôi cá tra, cá basa, tôm tiêu thụ tại CPC hoặc đưa về VN chế biến hàng xuất khẩu...v/v. Các dự án trên đều đã được triển khai và đang hoạt động.(dữ liệu đến cuối năm 2011 – Nguồn Hội Đồng Phát triển Campuchia -CDC)

Những hoạt động đầu tư này đã tạo được những cơ sở nền tảng cho các DN VN tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Qua những nét chung về các yếu tố môi trường vĩ mô và hoạt động thương mại, đầu tư cho thấy thị trường CPC có những dấu hiệu phát triển khả quan và ổn định. Những yếu tố mơi trường kinh doanh này sẽ được phân tích kỹ càng hơn ở phần 2.3 để xem xét mức độ hấp dẫn của thị trường như thế nào.

Tuy vậy, sự tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh sẽ diễn ra ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị thế của DN tại thị trường đó. Để xác định chiến

lược kinh doanh tại CPC, cần phải đánh giá năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện môi trường của CPC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)