1.2 Một số yếu tố nội lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2. 4 Năng lực về quản lý
Năng lực về quản lý được xem xét trên các mặt: trình độ chun mơn, kỹ năng kinh doanh, kiến thức quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý… của đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, trình độ hoạch định trong sản xuất kinh doanh.
Quá trình cạnh tranh sẽ sàng lọc và giữ lại các doanh nghiệp được điều hành tốt, đồng thời loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém. Những doanh nghiệp có xu hướng khơng thích đổi mới hoặc áp dụng một cách hạn chế các phương thức quản lý mới thường là những doanh nghiệp có tính chất gia đình, song họ chỉ có thể tồn tại trong mơi trường khơng cạnh tranh. Còn đối với các doanh nghiệp non trẻ thường áp dụng phương thức mới nhiều hơn, do họ mới gia nhập thương trường, được khuyến khích cách tân, học hỏi và áp dụng cách thức quản lý mới trong thực tiễn. Trong khi đó, các
doanh nghiệp lâu đời lại khó có thể thay đổi cách làm việc vốn đã ăn sâu trong nếp nghĩ và giúp họ thành công trong quá khứ. Các doanh nghiệp được quản lý tốt đều tạo ra môi trường làm việc rất linh hoạt theo nhiều cách khác nhau.
Thách thức đối với các nhà quản lý là khả năng vận dụng có tính sáng tạo các vấn đề thực tiễn trong quản lý, cụ thể là vận dụng kỹ thuật tiên tiến, đặt ra các mục tiêu phấn đấu, phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực…v/v, vào các hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh việc phải nhận biết và tận dụng được các lợi thế từ các yếu tố bên ngồi, người quản lý phải biết khuyến khích người lao động nâng cao năng lực bản thân, và đưa ra những quyết định cuối cùng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.