Quan hệ kinh tế Việt Nam-Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 73)

2.2 Một số yếu tố về môi trƣờng

2.2.4 Quan hệ kinh tế Việt Nam-Campuchia

2.2.4.1 Quan hệ thƣơng mại:

Bảng 2.3 - Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia

Đơn vị: triệu USD

Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm Trong đó: Kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN Nhập khẩu từ Campuchia Kim ngạch Tỷ lệ % trong ASEAN

2001 16.218 4.172 22,83 0,55 2002 19.746 4.768 65,38 1,37 2003 25.256 5.948 94,70 1,59 2004 31.954 7.765 130,41 1,68 2005 36.881 9.458 156,68 1,66 2006 44.891 12.546 169 1,35 2007 62.765 15.889 202 1,27 2008 80.714 19.571 210 1,07 2009 69.949 13.810 186 1,35 2010 59.927 11.632 190 1,63

Năm 2001 hàng hóa của Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam chỉ là 22,830 triệu USD thì năm 2010 đã tăng lên 190 triệu USD (Bảng 2.3). Mặt hàng xuất khẩu trước đây thường là hàng tiêu dùng như: rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm…từ các nước thứ ba quá cảnh CPC để vào VN. Trong những năm gần đây do tác động của Hiệp định CEPT/AFTA và Hiệp định song phương giữa hai nước (Hiệp định về ưu đãi thuế quan cho hàng nơng sàn có xuất xứ từ CPC được nhập khẩu vào VN với thuế suất bằng 0% - ký năm 2006 và 2007) đã làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Việt Nam theo hướng giảm mạnh hàng tiêu dùng và tăng nhanh hàng nông sản như: lúa gạo, đậu các lọai, khoai mì lát, hạt điều, lá thuốc lá, mủ cao su, gỗ xẻ và sản phẩm gỗ…Đây là những mặt hàng mà VN có thế mạnh về chế biến hàng xuất khẩu. Các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đã tận dụng những ưu đãi của các Hiệp định để mở rộng mạng lưới thu mua hàng nông sản tại các tỉnh biên giới của CPC giáp với Thái Lan. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ CPC tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của VN, nhưng rất quan trọng cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp VN hoặc để tái xuất khẩu đi Trung Quốc.

Hằng năm cán cân thương mại giữa hai nước ln nghiêng về phía VN, đặc biệt trong các năm 2008-2009 kim ngạch xuất siêu của VN sang CPC đạt mức trên dưới 1.000 triệu USD. VN là khách hàng lớn nhất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ CPC, và kim ngạch này sẽ tăng mạnh khi mà nền nông nghiệp CPC đựơc cải thiện trong những năm tới.

Bảng 2.4 - Xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia

Đơn vị: triệu USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu qua

các năm

Trong đó: Kim ngạch xuất

khẩu sang ASEAN

Xuất khẩu sang Campuchia Kim ngạch Tỷ lệ % trong ASEAN

2001 15.029 2.554 146,0 5,72

2002 16.706 2.437 178,4 7,32

2003 20.149 2.957 267,2 9,04

2004 26.503 3.867 384,6 9,95

2006 39.826 6.625 780 11,77

2007 48.561 7.810 990 12,68

2008 62.685 10.196 1.431 14,03

2009 57.096 8.691 1.147 13,20

2010 57.526 8.252 1.096 13,28

Nguồn số liệu : Vụ Châu Á Thái Bình Dương -Bộ Cơng Thương Việt Nam – năm 2010 [30] Hàng xuất khẩu của VN sang CPC: Năm 2001 hàng hóa xuất khẩu của VN sang

CPC chỉ là 146 triệu USD thì năm 2010 đã tăng lên 1.096 triệu USD (Bảng 2.4). Một số DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đã tận dụng các quy chế ưu đãi mà CPC có được trong liên kết quốc tế khu vực và thế giới để nhập hàng vào CPC và tái xuất đi các nước thứ ba.

Theo số liệu thống kê của Hải quan VN, các nhóm sản phẩm qua nhiều năm liền nhập khẩu vào CPC có mức cao nhất là nhóm hàng sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ 50,3% (trong đó nhóm hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép 23,7%, sản

phẩm nhựa 5,03%, vải và nguyên phụ liệu dệt may 3,82%, hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa 2,4%, sản phẩm cao su, dây và cáp điện ), nhóm hàng nhiên liệu xăng dầu chiếm

tỷ lệ 40,67% (trong đó dầu Diesel 34,89%, xăng 5,78%), nhóm hàng nơng lâm thủy sản và thực phẩm chiếm tỷ lệ 6,23% (trong đó sản phẩm mỳ ăn liền 4,3%, thủy sản

1,36%, rau quả các lọai 0,56%).

Qua các số liệu về quan hệ thương mại giữa hai nước cho thấy:

- Kim ngạch xuất khẩu của CPC sang VN có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của CPC vào VN đã có những thay đổi căn bản sang nguyên liệu (nông, lâm, thủy sản) cung ứng đầu vào cho các nhà máy ở VN để sản xuất hàng xuất khẩu.

- Kim ngạch xuất khẩu của VN sang CPC trong những năm gần đây tăng mạnh và chiếm được thị phần lớn tại CPC. Cơ cấu mặt hàng hầu hết là thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ở CPC

Tuy vậy, sự chênh lệch lớn trong cán cân xuất nhập khẩu giữa hai nước lại là yếu tố ngăn cản sự phát triển thương mại giữa hai nước. Vấn đề này cần khắc phục trong thời gian tới.

2.2.4.2 Quan hệ trong đầu tƣ giữa Việt Nam với Campuchia

Trong tổng mức vốn đầu tư vào Campuchia trong khoảng thời gian từ 1995 đến tháng 8 năm 2009, Việt Nam chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn (1,82% = 302,4 triệu USD). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2009 và trong năm 2010, mức vốn đầu tư vào CPC đã có sự tăng mạnh khoảng 496 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư vào CPC là 798 triệu USD, đưa VN lên hàng thứ năm (chỉ sau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Hoa Kỳ) trong số các nước đầu tư vào CPC. Nhiều dự án đầu tư của DN VN đã tập trung cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo nguồn hàng nông sản làm đầu vào cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.

Bảng 2.5 Họat động đầu tƣ giữa Việt Nam với Campuchia

Đơn vị tính: Triệu USD (lấy số trịn)

Năm Vốn đầu tƣ của các

nƣớc vào Campuchia

Trong đó Vốn đầu tƣ của Việt Nam vào Campuchia

Tỷ lệ % 1995-2004 4.611 26,4 0,57 2005 614 - - 2006 1.822 2 0,11 2007 1.334 139,1 10,43 2008 6.957 20,9 0,30 2009 1.228 114 9,28 2010 782 * 496 ** 2011 NA 1.429,3 Cộng 2.227,7 **

Nguồn số liệu : - Hội Đồng phát triển Campuchia (CDC) – năm 2009 [38]

- * ASEAN Foreign Direct Investment Statistics Database - 2010 - ** Báo cáo của Bộ KH–ĐT Việt Nam tại Hội nghị biên mậu

ngày 28/11/2011: tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2011

Theo đánh giá của các quan chức Hội đồng phát triển Campuchia và Bộ Thương Nghiệp CPC, thì các dự án cam kết đầu tư của các DN Việt Nam mang tính khả thi cao, và tập trung vào các lĩnh vực mà hiện nay Chính phủ Campuchia đang khuyến khích thu hút đầu tư như: may mặc, chế biến gỗ, trồng rừng, trồng cây cơng

nghiệp lâu năm, khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp xe đạp, viễn thơng, hàng khơng, ngân hàng, sản xuất phân bón…Cụ thể đến cuối năm 2011, các dự án có mức đầu tư lớn đã tăng mạnh và tập trung vào các dự án: Hàng không dân dụng (100 triệu USD), ngân hàng BIDC (100 triệu USD), sản xuất phân bón tại tỉnh Kandal (96 triệu USD), thăm dò và khai thác dầu khí quanh khu vực Biển Hồ - Tonle Sap (200 triệu USD), mạng viễn thông của Tổng công ty Viettel (150 triệu USD), đầu tư trồng cao su 100.000 ha của Tập đoàn cao su tại các tỉnh Kompong Cham, Kratié, Stưng Treng (100 triệu USD), dự án trồng cây điều 15.000 ha của công ty Dona tại tỉnh Kompong Thom, doanh nghiệp sản xuất đường Bourbon và Biên Hịa (đầu tư trồng mía trên diện tích 10.000 ha tại tỉnh Svay Riêng giáp với Tây Ninh). Ngồi ra cịn nhiều DN có vốn đầu tư VN với quy mô nhỏ thuê đất từ 100 đến 200 ha để trồng lúa, cây thuốc lá, xồi và một số nơng sản khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước đã đầu tư nhà máy xẽ gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ gia dụng (thành phẩm và bán thành phẩm) tiêu thụ tại CPC hoặc xuất khẩu về VN. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các xưởng chế biến tại CPC mà còn thỏa mãn nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.

Hoạt động nuôi thủy sản cũng được các DN VN đầu tư tập trung tại các tỉnh CPC giáp biên giới với An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang để nuôi cá tra, cá basa, tôm tiêu thụ tại CPC hoặc đưa về VN chế biến hàng xuất khẩu...v/v. Các dự án trên đều đã được triển khai và đang hoạt động.(dữ liệu đến cuối năm 2011 – Nguồn Hội Đồng Phát triển Campuchia -CDC)

Những hoạt động đầu tư này đã tạo được những cơ sở nền tảng cho các DN VN tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Qua những nét chung về các yếu tố môi trường vĩ mô và hoạt động thương mại, đầu tư cho thấy thị trường CPC có những dấu hiệu phát triển khả quan và ổn định. Những yếu tố mơi trường kinh doanh này sẽ được phân tích kỹ càng hơn ở phần 2.3 để xem xét mức độ hấp dẫn của thị trường như thế nào.

Tuy vậy, sự tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh sẽ diễn ra ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị thế của DN tại thị trường đó. Để xác định chiến

lược kinh doanh tại CPC, cần phải đánh giá năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện môi trường của CPC.

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia thị trƣờng Campuchia

2.3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại Campuchia

Theo nguồn số liệu của Vụ Pháp chế Bộ Thương nghiệp Campuchia, đến cuối năm 2009 có 486 DN có vốn đầu tư VN đăng ký sản xuất kinh doanh tại CPC (đến cuối năm 2010 con số này là 513 doanh nghiệp). Các DN có vốn đầu tư VN tại CPC theo các ngành nghề sau đây:

Bảng 2.6 Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại Campuchia

Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất và kinh doanh thương mại 301 doanh nghiệp

Dịch vụ xây dựng 16 doanh nghiệp

Sản xuất nông nghiệp 13 doanh nghiệp

Dịch vụ vận tải 11 doanh nghiệp

Du lịch và dịch vụ khách sạn 19 doanh nghiệp

Khác 126 doanh nghiệp

Tổng cộng 486 doanh nghiệp

Nguồn số liệu: Vụ Pháp Chế - Bộ Thương Nghiệp Campuchia năm 2009 [ 37 ] (chưa bao gồm các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đầu tư vào Campuchia năm 2010)

Cơ cấu ngành nghề này cho thấy, hoạt động của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC chưa tập trung nhiều vào những lĩnh vực mà chính phủ CPC dành những ưu đãi đặc biệt trong khuyến khích đầu tư. (Các ngành nghề ưu đãi khuyến khích đầu tư trong phần (d) thuộc tiểu mục 2.2.1)

Bên cạnh đó, tình trạng hoạt động của các DN có vốn đầu tư VN chưa thật sự ổn định, thể hiện qua số liệu của bảng 2.7.

Bảng 2.7 Tình trạng họat động của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Nguồn số liệu: Vụ Pháp Chế - Bộ Thương Nghiệp Campuchia năm 2009 [ 37 ] Trong số 486 doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia, chỉ có 154 doanh nghiệp là có tình trạng họat động tốt, cịn lại 332 doanh nghiệp nằm trong tình trạng họat động xấu hoặc không xác định. Nhiều doanh nghiệp khơng có những báo cáo đầy đủ về họat động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện qua số liệu Bảng 2.8.

Bảng 2.8 Vốn đăng ký của các doanh nghiệp qua các năm: Quy mô đồng vốn Tổng cộng ≤2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 ≤ 20 triệu R 409 60 16 23 25 28 45 54 99 39 20 30 – 100 triệu R 27 7 1 2 2 8 5 2 110 – 500 triệu R 11 2 2 2 1 2 2 510 – 1 tỷ R 1 1 1,1 tỷ - 2 tỷ R 6 2 1 2 1 2,1 tỷ - 3 tỷ R 1 1 3,1 tỷ - 4 tỷ R 17 1 1 11 3 1 > 4 tỷ R 14 4 4 4 2 Tổng cộng 486 70 16 25 27 30 51 69 124 51 23

Tỷ giá: 1 USD = 4.000 Riel Nguồn số liệu: Vụ Pháp Chế - Bộ Thương Nghiệp Campuchia năm 2009 [ 37 ]

( Số liệu này chưa bao gồm các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đầu tư vào Campuchia năm 2010)

Tình trạng họat động kinh doanh

Tổng cộng

Tình trạng họat động tốt 154 doanh nghiệp Tình trạng họat động xấu 47 doanh nghiệp Không xác định 285 doanh nghiệp

Bảng 2.8 cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia hầu hết là doanh nghiệp vửa và nhỏ (Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ đồng và lao động trung bình khơng q 300 người).

Từ năm 2006 trở lại đây, số lượng DN quy mô đồng vốn lớn của VN đầu tư vào CPC ngày càng tăng, đặc biệt là từ năm 2010 -2011.

Đối thủ cạnh tranh chính của DN có vốn đầu tư VN tại CPC là các DN Thái Lan và Trung Quốc (Trung Quốc: 3.542 DN, Thái Lan: 1.057 DN) - Phụ lục-Bảng 24

Tuy vậy, đề đánh giá năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại CPC, cần xem xét tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN.

2.3.2 Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại Campuchia (Xác định trọng số) doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại Campuchia (Xác định trọng số)

Dựa vào những nội dung được xác định tại Mục 1.2 Chương 1, tác giả vận dụng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE-Internal Factor Evaluation Matrix) để thiết lập bảng câu hỏi về tầm quan trọng và thang đo đánh giá đối với các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN.

Tác gìả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 46 người trong tháng 11/2008, trong đó giám đốc doanh nghiệp 16 người, phó giám đốc 9 người, trưởng phịng kinh doanh 14 người, những chuyên gia (nhà nghiên cứu, quan chức đã từng công tác tại CPC) 7 người. Số lượng 46 mẫu khảo sát nhằm xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC – Phụ lục II.

Thang đo gồm 5 bậc (từ 1 đến 5), các giá trị T* = 3 thể hiện tầm quan trọng ở mức bình thường, T*

dưới 3 thể hiện ít quan trọng.

Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tính theo cơng thức: xi , tổng các trọng số = 1

∑ xi (i = 1 ; 8)

2.3.2.1 Tầm quan trọng của quy mô doanh nghiệp

Kết quả khảo sát ý kiến cho thấy quy mô của DN được đánh giá là quan trọng nhất đối với các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC và được thể hiện với kết quả Bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9 – Tầm quan trọng của quy mô doanh nghiệp

N (mẩu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0,150 3,9565 4 5

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục II

Số liệu trên Bảng 2.9 cho thấy tầm quan trọng của quy mô doanh nghiệp được các đáp viên quan tâm đặc biệt và đạt mức điểm bình quân là 3,9565, chiếm trọng số là 0,150 trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

4.3 8.7 17.4 26 43.5 Rất khơng quan trọng Khơng quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 2.1: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của quy mô doanh nghiệp

Hình 2.1 cho thấy 43,5% (20 người) cho rằng rất quan trọng và 26% (12 người) cho rằng quan trọng trong cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.2.2 Tầm quan trọng của khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đánh giá là quan trọng xếp hạng thứ hai với mức điểm bình quân là: 3,4565, chiếm trọng số là 0,131 trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp- Bảng 2.10.

Bảng 2.10 – Tầm quan trọng của khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

N (mẩu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0,131 3,4565 4 5

Khi được hỏi về tầm quan trọng của khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, có 13 người cho rằng rất quan trọng (28,3%), 12 người quan trọng (26.1%), chỉ có 5 người (10,9%) cho rằng không quan trọng và 6 người (13%) rất không quan trọng – Phụ lục II. 13 10.9 21.7 26.1 28.3 Rất khơng quan trọng Khơng quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 2.2 Tần suất đánh giá tầm quan trọng của nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)