2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị
2.3.3.5 Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Đánh giá năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC dựa trên 4 tiêu chí, điểm số trung bình đạt 2,9674. Yếu tố này được các chuyên gia và DN đánh giá dưới mức trung bình (dưới điểm chuẩn trung bình 3) so với đối thủ cạnh tranh là DN đầu tư nước ngoài khác tại CPC ( 1,5 ≤ 2,9674 < 3).
Bảng 2.21 Kết quả khảo sát năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia TIÊU CHÍ NĂNG LỰC TỔ CHỨC TIÊU
THỤ SẢN PHẨM
Điểm trung bình 1.Trình độ tổ chức hệ thống kênh phân phối 2.6956 2.Năng lực quản trị hệ thống kênh phân phối 2.6739
3.Kỹ năng trong đàm phán và giao tiếp 4.0000
4.Tính chu đáo và trung thực trong kinh doanh 2.5000 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV
Số liệu trong Bảng 2.21, cho thấy chỉ có tiêu chí kỹ năng đàm phán và giao tiếp đạt trên mức điểm chuẩn trung bình 3, các tiêu chí cịn lại đều dưới mức điểm chuẩn 3.
Điểm mạnh:
Sản phẩm hàng hóa của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC hầu hết nhắm vào phân khúc thấp. Vì vậy sự hiện diện của hàng hóa rộng khắp tại hệ thống các kênh phân phối truyền thống là phù hợp với tập quán mua sắm và hành vi tiêu dùng của người dân CPC.
Hoạt động phân phối được thực hiện dưới hình thức phân phối gián tiếp qua các đại lý và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng đã phát huy được khả năng chiếm lĩnh thị phần, đưa hàng hóa lan tỏa đến các vùng sâu vùng xa của CPC.
Với lợi thế quan hệ gắn bó và hiểu biết lẫn nhau, các DN có vốn đầu tư VN có điều kiện dễ dàng trong việc tiếp cận đàm phán và giao tiếp, và điều này đã được nhìn nhận đánh giá với mức điểm 4 trên thang điểm tối đa 5.
Tuy vậy, bên cạnh những điểm mạnh, các DN cịn tồn tại nhiều tiêu chí thể hiện rõ rệt các điểm yếu như trong Bảng 2.21:
Điểm yếu:
- Các phương thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn nghèo nàn, chủ yếu tập trung
vào phân khúc thấp và thị trường nông thôn, với chất lượng hàng hóa trung bình và thấp. Hệ thống kênh phân phối hiện đại (một nhân tố phát triển mạnh trong tương lai gần) không được các DN quan tâm xây dựng, thậm chí hồn tồn bỏ ngõ.
- Năng lực quản trị hệ thống kênh phân phối hiện tại còn nhiều lúng túng, thiếu những biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách đẩy trong kênh.
- Tính chu đáo và trung thực trong kinh doanh bị đánh giá thấp do những hạn chế trong chiến lược dài hạn, và mục tiêu vì doanh số và lợi nhuận.
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau về cách thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại thị tường CPC. Có DN khẳng định rằng tiêu thụ hàng hóa thơng qua nhà phân phối độc quyền sẽ hiệu quả hơn, trong khi đó DN khác lại cho rằng phân phối hàng hóa trực tiếp đến các đại lý bán lẻ hiệu quả hơn với sự kiểm sóat cao hơn. Nhiều DN đang trăn trở lựa chọn cách thức phân phối sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản phẩm của mình.
Tóm lại, việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC là một trong những yếu tố yếu kém (nhiều tiêu chí dưới mức điểm chuẩn 3) so với các đối thủ trong so sánh năng lực cạnh tranh. Đây là một vấn đề cần được giải quyết trong các giải pháp thời gian tới.