Một số nét chung về hoạt động đầu tƣ tại Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 68 - 73)

2.2 Một số yếu tố về môi trƣờng

2.2.3.2. Một số nét chung về hoạt động đầu tƣ tại Campuchia

Hội nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA tác động đến khuynh hướng đầu tư nước ngoài vào CPC. Tổng nguồn vốn đầu tư vào CPC trong giai đọan từ 1995 đến 2009 là 25,725 tỷ USD thì chỉ có 3,658 tỷ USD từ các nước ASEAN (chiếm 14,22%) – Phụ lục: Bảng 7. Sở dĩ có kết quả này là vì:

- CPC theo đuổi một chính sách tồn diện hơn về cắt giảm thuế quan và cơ chế thị trường thơng thống hơn so với một số nước thành viên khác của ASEAN. Điều này thu hút các nhà đầu tư ngoài ASEAN đặt cơ sở sản xuất tại CPC.

- Về mặt địa lý kinh tế, CPC nằm ngay chính giữa khu vực ASEAN và tiểu khu vực sơng Mekong, CPC có thể sử dụng yếu tố địa lý thuận lợi này để tăng cường thu hút đầu tư nước ngịai.

Bên cạnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, luật đầu tư trong nuớc của CPC khơng có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Tổng mức vốn đầu tư nội địa của CPC trong giai đọan 1995-2009 là 9.159 tỷ USD.

Nhìn chung, cơ cấu ngành nghề đầu tư tại CPC (kể cả đầu tư trong nuớc và đầu tư nước ngoài), ngoài một số dự án khai thác dầu khí và khai thác khống sản, cịn lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực gia công sản xuất hàng may mặc, khách sạn, khu du lịch...Vì vậy, vị thế cạnh tranh của CPC đối với các sản phẩm công nghiệp là thấp, và cho thấy trong những năm tới, cơ cấu sản xuất cơng nghiệp của CPC chưa có những đột phá lớn, và tiêu dùng vẫn lệ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.

Đầu tư của các nước vào thị trường CPC theo Bảng 2.2

Bảng 2.2 Đầu tƣ của các nƣớc vào Campuchia qua các năm

Đơn vị tính: Triệu USD ( lấy số trịn)

Nƣớc đầu tƣ 1995 -2004 2005 2006 2007 2008 8th/09 Cộng Tỷ trọng % Trung Quốc 415,0 444,0 274,0 180,3 4.371,0 332,0 6.016,3 23,40 Hàn Quốc 329,0 40,4 1.010,0 148,1 1.238,0 109,0 2.874,5 11,20 Malaysia 1.903,0 7,2 26,0 241,4 2,7 - 2.180,3 8,50 Hoa Kỳ 260,0 4,4 44,0 2,9 672,0 - 983,3 3,80 Thái Lan 174,0 66,3 89,4 107,7 74,0 178,0 689,4 2,70 Đài Loan 504,0 9,1 41,0 39,9 21,5 13,8 629,3 2,45 Singapore 221,0 23,2 11,5 2,0 52,5 176,0 486,2 1,90 Pháp 265,0 7,7 - 35,0 6,2 49,7 363,6 1,40 Việt Nam 26,4 - 2,0 139,1 20,9 114,0 302,4 1,17 Hồng Kông 216,0 1,4 4,0 25,7 - 4,3 251,4 0,98 Anh 133,0 6,4 3,5 25,7 6,1 5,4 180,1 0,70 Nhật 20,0 - - 113,1 7,8 4,8 145,7 0,60 Khác 144,6 3,9 316,6 273,1 484,3 241,0 1.463,5 5,68 Tổng cộng 4.611 614 1.822 1.334 6.957 1.228 16.566 100%

Nguồn dữ liệu: Hội Đồng phát triển Campuchia (CDC) – năm 2009 [ 38 ]

10 quốc gia nước ngồi có số vốn đầu tư hàng đầu vào Campuchia bao gồm:

- Trung Quốc : có tổng mức vốn là 6.016,3 triệu USD đầu tư vào 200 dự án:

hóa Trung quốc, dự án khách sạn và khu du lịch, nhà máy lọc dầu, dự án khai thác khóang sản sắt và nhà máy thép…v/v

- Hàn Quốc : có tổng mức vốn là 2.874,5 triệu USD đầu tư vào các dự án: nhà máy sản xuất xi măng, trồng khoai mì và nhà máy chế biến bột khoai mì, dự án viễn thơng…v/v.

- Malaysia : có tổng mức vốn là 2.180,3 triệu USD đầu tư vào 92 dự án , bao

gồm các dự án đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, casino, sân golf, khu công nghiệp, phát triển hòn đảo Poah, xây dựng và cải tạo sân bay quốc tế Pochentong, dự án cung cấp năng lượng, dự án sản xuất bia nước giải khát, dự án chế biến gỗ và lâm sản, dự án trồng cây cao su, dự án xây dựng khu dân cư, dự án xây dựng chung cư và văn phịng, dự án xây dựng siêu thị... v/v.

- Hoa kỳ : có tổng mức vốn là 983,3 triệu USD đầu tư vào 47 dự án. Các doanh nhân từ các nước Đài Loan , Hong Kong nhưng mang quốc tịch Hoa Kỳ đều được CDC coi là nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các dự án gồm có: dự án xây dựng các khu đơ thị 391,7 triệu USD ( dự án này chưa triển khai được), dự án phân phối xăng dầu của Caltex, dự án xây dựng Trường Quốc tế Campuchia dự án năng lượng điện (dự án này chưa khởi động), dự án sản xuất hàng may mặc…v/v.

- Thái Lan : có tổng mức vốn là 689,4 triệu USD đầu tư vào các dự án: khách sạn , nhà máy thức ăn gia súc, ấp trứng gia cầm, nhà máy sấy, nhà hàng thức ăn nhanh, chế biến gỗ và hàng nội thất, viễn thơng, hệ thống kiểm sốt hàng không.

- Đài Loan : có tổng mức vốn 629,3 triệu USD đầu tư vào các dự án: sân golf, chế biến giấy và gỗ, xây dựng khu công nghiệp, sản xuất hàng gỗ nội thất, dự án trồng cây công nghiệp, sản xuất điện .

- Singapore : có tổng mức vốn là 486,2 triệu USD đầu tư vào các dự án: sản

xuất bia, xây dựng khách sạn, xây dựng chung cư văn phòng …v/v

- Pháp : có tổng mức vốn là 363,6 triệu USD đầu tư vào 32 dự án (hầu hết là dự án nhỏ dưới 5 triệu USD), chỉ có dự án mở rộng sân bay quốc tế Pochentong là khá lớn với vốn đầu tư là 81,9 triệu USD

- Việt Nam : có tổng mức vốn là 302,4 triệu USD đầu tư vào các dự án: may mặc, chế biến gỗ, trồng rừng, trồng cao su, khai thác khóang sản, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp xe đạp, viễn thông, hàng không… Riêng năm 2009, mức vốn đầu tư của

Việt Nam vào Campuchia tăng mạnh đạt hơn 400 triệu USD tập trung vào các dự án: Hàng không (100 triệu USD), ngân hàng BIDC (100 triệu USD), sản xuất phân bón ( 96 triệu USD), thăm dị và khai thác khóang sản (gần 200 triệu USD)…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư tại Hội nghị biên mậu ngày 28/11/2011: tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2011, Việt Nam có 98 dự án đầu tư tại Campuchia, với tổng vốn đạt 2.227,705 triệu USD. Campuchia hiện là quốc gia thứ 2 trong thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tổng số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án của nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản; thông tin và truyển thơng; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm và cơng nghiệp chế biến, chế tạo...

- Hong Kong : có tổng mức vốn là 251,4 triệu USD đầu tư vào các dự án: chế biến gỗ, sản xuất hàng nội thất, xây dựng kho ngọai quan và dịch vụ logistics, nhà máy dệt…v/v.

- Nhà đầu tƣ nội địa Campuchia : Luật đầu tư của Campuchia không phân

biệt nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Tổng mức vốn đầu tư nội địa của Campuchia là 9.159,6 triệu USD. Bao gồm các dự án: xây dựng các cơ quan sứ quán nước ngòai, nhà máy sản xuất xi măng, khu du lịch sinh thái, nhà hàng khách sạn, nhà máy chế biến gỗ, trạm dự trữ xăng dầu, trồng cây cao su, nhà máy xử lý nước, khu công nghiệp, phát triển thành phố vệ tinh, làm đường theo dạng BOT, cầu cảng biển, siêu thị…v/v.

Cơ cấu doanh nghiệp theo các quốc tịch đăng ký kinh doanh tại Campuchia đến cuối năm 2009 – Phụ lục: Bảng 23

- Đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp : số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp đạt điểm đỉnh vào các năm 1996-1997. Đến năm 1998, đầu tư nông nghiệp bị sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hỏang tài chính Châu Á và xung đột chính trị, nhưng được hồi phục vào năm 1999, và sau đó thì giảm dần. Trong giai đọan 1999 – 2009 đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung vào một số dự án được khuyến khích như: lúa gạo, hạt tiêu, bơng vải, cọ dầu, điều, trái cây, ngũ cốc, đậu nành, khoai tây, khoai mì, mè và chuối. Các sản phẩm vật ni cũng được phát triển. Tuy vậy đối với thị trường hải ngọai, sản phẩm nông nghiệp Campuchia phải đối

diện với nhiều rào cản phi thuế quan từ những yêu cầu và thủ tục rắc rối. Những vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng là những khó khăn mà Campuchia không thể đáp ứng được.

- Đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp : đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp có bước phát triển mạnh, nhất là từ năm 2004 trở lại đây. Trong giai đọan 2004-2009 tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đạt 2 tỷ 515 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khỏang 15%/năm (theo giá cố định năm 2000) và đóng góp từ 13% đến 26,8% trong GDP. Quy mô nhà máy đa số là vừa và nhỏ, chỉ khỏang 6% nhà máy có số lượng lao động trên 20 người. Hầu hết các nhà máy đều tập trung xung quanh thủ đơ Phnom Penh, rất ít nhà máy đặt ở các tỉnh và vùng nông thôn. Cơ cấu sản xuất công nghiệp gồm: ngành sản xuất hàng may mặc 63%; xây dựng 30% ; sản xuất đồ uống, thực phẩm và thuốc lá 2,6% ; khai thác mỏ 0,3% ; còn lại là một số ngành khác.

Các ngành sản xuất công nghiệp khác như: thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, phụ tùng, linh kiện, máy móc và trang thiết bị … đều khơng nhận được bất cứ một sự khích lệ nào, vì vậy khu vực cơng nghiệp này có tỷ lệ tăng trưởng chậm.

Hiện nay các khoản đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu và mỏ mới bắt đầu khởi động và chưa tạo ra sản phẩm. Các dự án đầu tư sản xuất xi măng do họat động kém cạnh tranh nên hầu hết đã đóng cửa, chỉ cịn một dự án của Công ty Siam cement (Thái Lan) được xây dựng tại tỉnh Kampot năm 2006.

- Đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch :

+ Lĩnh vực du lịch: Ngành du lịch Campuchia có những tiềm năng to lớn và cơ sở vững chắc cho sự phát triển, với những ngôi đền cổ được nhiều người biết đến. Năm 2004 Campuchia đón khỏang 451.000 khách du lịch nước ngồi, năm 2007 đã có hơn 2.000.000 du khách nước ngồi đến Campuchia. Hiện nay Chính phủ Campuchia chấp nhận chính sách “bầu trời mở” để tạo điều kiện cho các công ty nước ngồi cạnh tranh với các cơng ty trong nước nhằm đảm bảo dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn. Trong giai đọan 2004-2009, tổng mức vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số tiền hơn 11 tỷ USD, trong đó 9.987 triệu USD là dự án xây dựng khách sạn, và 1 tỷ 604 triệu USD với 22 dự án xây dựng các trung tâm du lịch.

+ Lĩnh vực dịch vụ : Đóng góp của các ngành dịch vụ vào GDP chiếm 41,8% năm 2008 và giảm chỉ còn 41 % năm 2009. Các ngành dịch vụ chủ yếu ở Campuchia

bao gồm: thương mại, nhà hàng khách sạn, giao thông vận tải…, riêng ngành thương mại đóng góp 20% giá trị gia tăng trong lĩnh vực dịch vụ. Chính phủ đã đầu tư cho nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, dự án làm cầu cảng quốc tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho “đặc khu kinh tế” và cũng đã cấp phép cho 10 dự án “đặc khu kinh tế”, nhưng đến nay mới chỉ có một dự án ở Bavet (Mộc Bài – Việt Nam) đi vào họat động. Đa số các dự án đặc khu kinh tế được xây dựng theo dọc tuyến biên giới với các nước láng giềng như các đặc khu: POI PET, KOK KONG (biên giới Campuchia–Thái Lan); PHNOM DENH,BAVET (biên giới Campuchia-Việt Nam), SIHANOUKVILLE (thành phố cảng biển – với mục đích nâng cao lợi thế cạnh tranh của cảng biển thành cửa ngõ thương mại quốc tế).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)