Nam tại thị trƣờng Campuchia
Ngồi việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC như đã trình bày ở Mục 2.2.2 trên, tác giả nêu lên những điểm mạnh cơ bản và những điểm yếu cơ bản mang tính tổng hợp để xem xét đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.
2.6.1 Những điểm mạnh cơ bản
- Họat động đầu tư sản xuất kinh doanh của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đã có những chuyển biến tích cực hướng vào một số ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế CPC. Cụ thể là họat động đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn vào các lĩnh vực: trồng cây cơng nghiệp, thăm dị và khai thác khống sản - dầu khí, khai thác thủy điện, dịch vụ ngân hàng, hàng không dân dụng.
- Sản phẩm và giá cả hàng hóa tiêu dùng của các DN có vốn đầu tư VN nói chung phù hợp với nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng CPC, đặc biệt là những người dân ở khu vực nông thôn.
- Nhiều DN có vốn đầu tư VN đã xây dựng được mạng lưới kênh phân phối truyền thống, và đã có chổ đứng vững chắc tại các chợ đầu mối bán sĩ như: Chợ Olympic, chợ Toul Tum Poung, chợ Orưsây…ở thủ đô Phnom Penh, và từ đây hàng hóa được đưa về tất cả các địa phương trên cả nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư VN thường có quan hệ gắn bó với các DN đối tác CPC, có sự tương đồng và rất hiểu nhau, vì vậy rất thuận lợi cho việc tạo dựng lòng tin trong kinh doanh.
- Nhiều DN có vốn đầu tư VN đã có quan hệ rất tốt với các quan chức có thế lực đang cầm quyền ở CPC, thậm chí có sự hợp tác liên doanh trên các lĩnh vực đầu tư và thương mại. Do vậy đã nắm bắt rất kịp thời các chính sách khuyến khích cũng như những hạn chế trong đường lối phát triển kinh tế của Chính phủ CPC.
- DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đã tận dụng được những chính sách ưu đãi về sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Do vậy hầu hết hàng nông sản của CPC được DN có vốn đầu tư VN thu mua và đem về chế biến tại VN.
2.6.2 Những điểm yếu cơ bản
- Hầu hết các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mục tiêu chiến lược thiếu tính lâu dài và khơng rõ ràng.
- DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC thường hoạt động một cách tự phát, cạnh tranh và triệt tiêu lợi thế của nhau, khơng liên kết hợp tác được với các tập đồn kinh tế lớn của VN, không huy động được sức mạnh tổng lực trong kinh doanh.
- Sản phẩm hàng hóa thường đánh vào phân khúc thấp và trung bình, chưa phát triển sản phẩm ở phân khúc cao nên hạn chế khả năng mở rộng thị trường và chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ hàng của Trung Quốc. Ngịai ra tính đa dạng của hàng hóa chưa cao, đặc biệt là thiếu đầu tư cho việc thiết kế bao bì phù hợp với tập quán tiêu dùng của người dân Campuchia.
- DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC chưa khai thác triệt để những ưu đãi mà các nước phát triển dành cho Campuchia.
- Thiếu sự quan tâm trong việc xây dựng hệ thống kênh phân phối, hiện chỉ sử dụng hệ thống kênh phân phối truyền thống sẳn có và bỏ ngõ hệ thống kênh phân phối hiện đại- một hình thức phân phối phát triển mạnh trong tương lai gần ở Campuchia.
- Thiếu sự đầu tư cho họat động nghiên cứu thị trường, chưa đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chưa đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của mình. Họat động kinh doanh cịn dàn trãi, khơng tập trung nỗ lực cho năng lực cốt lõi cũng như tập trung cho các họat động marketing mục tiêu.
Tóm lại, những điểm mạnh cơ bản và những điểm yếu cơ bản sẽ là những căn cứ để xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Thị trường CPC đang có những bước phát triển ổn định cả về mặt chính trị và kinh tế, đồng thời ít chịu sự tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực do mức độ tham gia “chuỗi giá trị tồn cầu” của CPC cịn ở mức thấp.
DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô. Tuy vậy, xét về mặt tổng thể cho thấy năng lực cạnh tranh của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC chỉ đạt mức trung bình 3 ≤ T = 3,086 < 3,5.
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN đạt trên mức trung bình gồm: Năng lực cạnh tranh về giá 3,9294 (trọng số 0,117), khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 3,3890 (trọng số 0,131), quy mô của doanh nghiệp 3,1944 (trọng số 0,150), năng lực về quản lý 3,1 (trọng số 0,124). Còn lại các yếu tố khác đạt mức cạnh tranh yếu so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác.
Các yếu tố môi trường kinh doanh đạt mức hấp dẫn yếu T = 2,884 < 3, trong đó chỉ có hai yếu tố đạt sự hấp dẫn trên mức trung bình là: Sự ổn định chính trị và kinh tế 3,5688 (trọng số 0,144), sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu 3,2210 (trọng số 0,104). Các yếu tố môi trường kinh doanh khác đều ở mức hấp dẫn thấp.
Trong thời gian tới, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC cần được triển khai đồng bộ giữa việc phát huy các lợi thế và nâng cao năng lực của các yếu tố bên trong của DN với việc tăng cường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của DN.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ VIỆT NAM TẠI
THỊ TRƢỜNG CAMPUCHIA ĐẾN NĂM 2020
Giới thiệu chƣơng
Trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC như đã đề cập tại Chương 2, các dự báo về thị trường CPC và các chính sách phát triển của Chính phủ CPC đến năm 2020, tác giả tập trung nghiên cứu xây dựng các nhóm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC.