ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC, MƠ TẢ THĨI QUEN MUA SẮM

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.2 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC, MƠ TẢ THĨI QUEN MUA SẮM

CỦA NGƢỜI DÂN TẠI CÁC CỬA HÀNG TIỆN LỢI

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách quan sát hành vi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khách hàng đã và đang mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi. Qua quá trình quan sát có thể thấy khách hàng đến mua sắm ở các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn khá đa dạng, với nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp và trình độ khác nhau. Do một số khó khăn nên tác giả không thể phỏng vấn hết tất cả các đối tượng đó, tuy nhiên, tác giả đã cố gắng tiếp cận một số đối tượng mua sắm khá điển hình, có tính đại diện cao cho hầu hết các khách hàng.

4.2.1 Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn

Bảng 4.1 tóm tắt một số đặc điểm về độ tuổi, giới tính cũng như trình độ học vấn của các đối tượng phỏng vấn, những khách hàng đến mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi.

Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên

Số quan sát Phần trăm (%) Giới tính Nam 36 32,70 Nữ 74 67,30 Tổng 110 100,00 Độ tuổi Dƣới 22 tuổi 40 36,36 Từ 22-28 tuổi 43 39,09 Trên 28 tuổi 27 24,55 Tổng 110 100,00 Trình độ học vấn Phổ thông, trung cấp 11 10,00 Đại học, cao đẳng 95 86,36 Sau đại học 4 3,64 Tổng 110 100,00

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 9/2014

Về giới tính của đáp viên, ta có thể thấy số lượng nữ giới được phỏng vấn lớn hơn rất nhiều so với nam giới, chiếm 67,6% tổng số lượng. Khi mà trong xã hội vẫn còn mang nặng tư tưởng về việc mua sắm và nội trợ là công việc dành cho nữ giới thì tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, có thể thấy, số lượng nam giới được bắt gặp đi mua sắm ở

các địa điểm ngày càng nhiều, và họ bắt đầu tự tin hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, cân đối chi tiêu cho mình. Điều này cũng khá hợp lí vì ngày nay, các bạn sinh viên nam hay nam giới sống riêng ở nhà trọ, kí túc xá trở nên khá phổ biến, nên họ phải tự học cách chăm lo cho cuộc sống của mình mà khơng dựa dẫm nhiều vào vai trò người phụ nữ. Và những người chồng cũng dần quan tâm, thông cảm hơn với công việc bận rộn của vợ mình nên cũng thường xuyên hơn giúp đỡ những công việc hàng ngày.

Nhìn vào độ tuổi của các đáp viên, ta thấy rằng đa số các khách hàng ở cửa hàng tiện lợi có độ tuổi khá trẻ, chủ yếu trong khoảng dưới 28 tuổi, chiếm trên 70% tổng số đáp viên. Do chỉ đi phỏng vấn trong thời gian rất ngắn và nhiều thời điểm trong ngày, nên tác giả không thể tiếp cận hết với tất cả các đối tượng mua sắm ở đây, vì thế kết quả khảo sát này có thể chưa đảm bảo chính xác tỉ lệ độ tuổi của tất cả các khách hàng, không thể kết luận chắc chắn 90% khách hàng ở cửa hàng tiện lợi chỉ là giới trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát và tìm hiểu của bản thân và từ nhân viên bán hàng, có thể nói rằng người tiêu dùng trẻ là đối tượng mua sắm chủ yếu ở đây, chiếm trên 50% tổng khách hàng thường xuyên của cửa hàng. Người tiêu dùng trẻ với phong cách sống khá hiện đại, năng động và thích những gì nhanh chóng, tiện dụng nên thường tìm đến những kênh mua sắm hiện đại, mới mẻ như siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm hơn là các kênh bán lẻ truyền thống. Họ có đủ thơng tin về các loại hàng hóa, dịch vụ qua các kênh truyền thơng hiện đại mà không cần sự tư vấn nhiều của người bán hàng, thích tự phục vụ, khơng thích việc mặc cả giá cả như ở các chợ truyền thống. Và loại hình cửa hàng tiện lợi này có thể đáp ứng được nhịp sống năng động và hiện đại của giới trẻ hiện nay nên không ngạc nhiên khi đây là đối tượng mua sắm chủ yếu ở các cửa hàng.

4.2.2 Nghề nghiệp, thu nhập

Qua quá trình phỏng vấn, tác giả đã thống kê được một số ngành nghề thường gặp ở các đáp viên qua bảng trên. Số lượng đáp viên là học sinh, sinh viên chiếm phần lớn trong tổng số người được hỏi, gần 50%. Con số này có thể giải thích được là do trong địa bàn có đến 2 trong tổng số 5 cửa hàng tiện lợi đặt trong khn viên kí túc xá của trường đại học Cần Thơ, nên số lượng đáp viên chủ yếu là sinh viên. Hơn nữa, các cửa hàng tiện lợi bên ngoài đa số nằm ở khu vực có nhiều sinh viên tập trung sinh sống, nên đây thật sự là đối tượng mua sắm chủ yếu tại các cửa hàng trên cả địa bàn. Một lượng lớn khách hàng mua sắm ở cửa hàng tiện lợi mà tác giả có dịp phỏng vấn có nghề nghiệp là nhân viên văn phịng, cơng chức Nhà nước đang làm việc tại thành phố Cần Thơ. Đây thường là những người làm việc theo giờ hành chính, 8 giờ một ngày, có thể làm việc thêm ngồi giờ hành chính, nên cuộc sống của họ khá bận rộn và ít có thời gian cho việc mua sắm hàng ngày. Họ thường ít có thời gian

mua sắm mỗi ngày ở chợ truyền thống, cũng như nấu ăn hàng ngày. Chủ yếu người làm việc văn phòng chỉ đi mua sắm một vài lần trong tuần cho những đồ dùng cần thiết như thực phẩm dự trữ hay đồ dùng cá nhân,... nên cửa hàng tiện lợi có thể đáp ứng được nhu cầu này một cách nhanh chóng và tiện dụng.

Với nghề nghiệp và lứa tuổi như trên, các đáp viên cũng có mức thu nhập tương ứng. Cụ thể, mức thu nhập dưới 3 triệu đồng và trong khoảng 3-5 triệu đồng chiếm đại đa số trong tổng điều tra, với khoảng 70%. Các đáp viên chủ yếu là sinh viên nên chưa có cơng việc ổn định, một số nhỏ có thu nhập từ cơng việc làm thêm, nhưng chủ yếu họ nhận được hỗ trợ rất lớn từ gia đình, nên thu nhập của họ chủ yếu là nguồn trợ cấp này. Bên cạnh đó là những người đã tốt nghiệp và có cơng việc ổn định, tuy nhiên do thời gian đi làm cịn ít nên mức lương thường chưa tăng cao.

Bảng 4.2 Nghề nghiệp và thu nhập của đáp viên

Số quan sát Phần trăm (%)

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 49 44,50

Nhân viên văn phịng, cơng chức 42 38,20

Tự kinh doanh 9 8,20 Lao động phổ thông 3 2,70 Khác 7 6,40 Tổng 110 100,00 Thu nhập Dƣới 3 triệu đồng 40 36,40 Từ 3-5 triệu đồng 38 34,50 Từ 5-7 triệu đồng 11 10,00 Từ 7-10 triệu đồng 6 5,50 Khác 15 13,60 Tổng 110 100,00

4.2.3 Một số địa điểm mua sắm thƣờng xuyên của ngƣời tiêu dùng

Thành phố Cần Thơ có gần như tất cả các kênh mua sắm từ truyền thống cho đến hiện đại, từ nhỏ lẻ đến quy mô lớn, như: chợ truyền thống, chợ vỉa hè, chợ cóc, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại,... Chính vì thế người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn nơi mua sắm yêu thích và phù hợp với điều kiện và sở thích của mình. Ta có thể tham khảo một nghiên cứu trước điều tra về địa điểm mua sắm thường xuyên nhất của đáp viên, kết quả cho thấy siêu thị lại là kênh mua sắm được ưa thích nhất với 126/198 đáp viên được hỏi, chiếm đến 63,6% so với chỉ 36,4% số người chọn chợ truyền thống. (Lưu Thanh Đức Hải và công sự, 2012). Tương tự với nghiên cứu này, tác giả cũng đã điều tra được về thông tin địa điểm mua sắm thường xuyên đối với các mặt hàng thiết yếu mà 110 người tiêu dùng đã lựa chọn, kết quả được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.3 Một số địa điểm mua sắm thường xuyên của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, 9/2014 quận Ninh Kiều, 9/2014

Địa điểm mua sắm Số quan sát Phần trăm (%)

Chợ truyền thống 18 16,40

Siêu thị 35 31,80

Cửa hàng tiện lợi 30 27,30

Cửa hàng tạp hóa 27 24,50

Tổng 110 100,00

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 9/2014

Số lượng người tiêu dùng lựa chọn mua sắm ở các siêu thị vẫn chiếm đa số, với 35 đáp viên, chiếm 31,8% tổng số người được hỏi. Điều này khá phù hợp với khảo sát ở trên, rất nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ yêu thích kênh mua sắm hiện đại này, vì ngồi mục đích mua sắm, đi siêu thị cịn là một cách để thư giãn, giải trí khá thú vị và hiện đại với các khu ăn uống, trò chơi, xem phim,... Tiếp theo là kênh mua sắm ở cửa hàng tiện lợi và cửa hàng tạp hóa cũng được người tiêu dùng hiện nay lựa chọn khá nhiều, hơn cả các chợ truyền thống. Theo như một số đáp viên, thì lí do họ ưa thích các cửa hàng hơn là chợ là vì sự tiện lợi, nhanh chóng của nó, khơng mất thời gian gửi xe hay đi lịng vịng vào chợ mà có thể ghé vào mua trên đường đi làm về.

4.2.4 Tần số mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi trong tuần

Khi được hỏi về số lần đi mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, các đáp viên đa số cho biết chỉ đi một vài lần trong tuần. Cụ thể, có 39 đáp viên trả lời ít hơn 1 lần 1 tuần, nghĩa là không thường xuyên đi vào mỗi tuần, chỉ khi nào cần thiết mới đi mua và khơng cố định số lần mua. Tiếp theo có 38 người cho rằng họ có đi mua sắm vào mỗi tuần, nhưng tần số rất hạn chế, chỉ khoảng 1 đến 2 lần, kế đến có 22

người đi mua sắm ở cửa hàng từ 2 đến 3 lần một tuần. Những con số này khơng có tính chuẩn xác cao, vì người tiêu dùng có thể khơng nhớ rõ chính xác số lần họ đi mua sắm, cũng như sẽ có dao động giữa các tuần, các tháng khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào đây, ta có thể tạm kết luận người tiêu dùng khơng lựa chọn đây là kênh mua sắm thường xuyên nhất của mình, vì số lần đi mua sắm khá ít. Một vài người tiêu dùng cho biết, họ chỉ ghé qua cửa hàng để mua những hàng hóa quên mua khi đi siêu thị hay đi chợ hàng ngày, và mua trong những trường hợp cần ngay vì khá tiện lợi, nhanh chóng.

Bảng 4.4 Tần số mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi trong tuần

Tần số mua sắm Số quan sát Phần trăm (%)

Ít hơn 1 lần 39 35,5 1-2 lần 38 34,5 2-3 lần 22 20 3-4 lần 6 5,5 Trên 4 lần 5 4,5 Tổng cộng 110 100

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 9/2014

4.2.5 Thời điểm mua sắm thƣờng xuyên trong ngày

Trên 80% các đáp viên lựa chọn mua sắm ở cửa hàng tiện lợi vào thời điểm cuối ngày. Buổi chiều và tối là thời điểm thích hợp để họ có thời gian cho việc mua sắm các loại hàng hóa thiết yếu, vì đây là thời gian tan trường, tan ca, thời gian khá thoải mái vì khơng chịu áp lực từ cơng việc và học tập. Người tiêu dùng thường thích kết hợp việc mua sắm trên đường đi học, đi làm về, hay đi dạo phố và các hoạt động giải trí khác để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Một nghiên cứu khác của Vinaresearch năm 2012 cũng thống kê rằng có đến 52,3% người tiêu dùng đi siêu thị trong khoảng từ 18h đến 20h.

Bảng 4.5 Thời điểm mua sắm thường xuyên trong ngày

Thời điểm trong ngày Số quan sát Phần trăm (%)

Buổi sáng 10 9,10

Buổi trƣa 5 4,50

Buổi chiều 39 35,50

Buổi tối 56 50,90

Tổng cộng 110 100,00

4.2.6 Chi tiêu cho mỗi lần mua sắm

Một vấn đề nữa cần quan tâm về người tiêu dùng là số tiền chi tiêu trong mỗi lần mua sắm tại cửa hàng tiện lợi. Nhìn chung, số tiền cho mỗi lần chi trả của người tiêu dùng dao động trong khoảng 50.000đ – 150.000đ, chiếm trên 50% tổng điều tra. Con số chi tiêu này chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của người tiêu dùng hàng tháng, vì nó đáp ứng các nhu cầu cần thiết hàng ngày của họ, như về ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày,... Vì vậy, người tiêu dùng sẽ khá cân nhắc trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cũng như kênh mua sắm để có thể hợp lí các khoản chi tiêu.

Bảng 4.6 Chi tiêu cho mỗi lần mua sắm

Số tiền chi tiêu (VNĐ) Số quan sát Phần trăm (%)

< 50.000 17 15,50 50.000-100.000 34 30,90 101.000-150.000 25 22,70 151.000-200.000 16 14,50 > 200.000 18 16,40 Tổng 110 100,00

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 9/2014

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 42 - 47)