.14 Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố giá cả

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 57 - 58)

Kí hiệu Biến quan sát Giá trị

trung bình X1 Giá cả có tính cạnh tranh so với những địa điểm khác

(chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa,…)

3,6763

X2 Giá cả hàng hóa phù hợp với túi tiền của tơi 3,8455

X3 Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ cửa hàng mang lại

3,7636

Nguồn: kết quả phân tích bằng ứng dụng SPSS 16.0 của tác giả

Phương trình nhân tố giá cả có dạng: F3 = 0,798X1 + 0,793X2 + 0,707X3

Phương trình giá cả gồm có 3 biến qn sát, trong đó cả 3 biến đều có hệ số khá cao và không chênh lệch nhau nhiều, chứng tỏ các biến đều góp phần quan trọng tạo nên nhóm nhân tố giá cả. Khi mua sắm, ngoài yếu tố chất lượng hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng thường rất quan tâm đến giá cả, đến số tiền chi trả so với lợi ích mang về. Nếu so sánh với các địa điểm mua sắm khác, hàng hóa của cửa hàng nằm ở mức trung bình và khá phù hợp với phần lớn người tiêu dùng. Giá cả tại cửa hàng tiện lợi nằm ở khoảng giữa so với các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Mức giá chênh lệch thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm đồng đến vài ngàn cho một món hàng hóa, tùy thuộc vào giá trị. Nếu như các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa thường có giá thấp hơn nhiều so với các siêu thị, do chi phí đầu tư mặt bằng, nhân sự, cơ sở vật chất rất nhỏ; thì các cửa hàng tiện lợi vẫn chịu một khoản chi phí khơng hề nhỏ, đặc biệt là tiền mặt bằng và cơ sở vật chất để duy trì tình trạng hoạt động cho cửa hàng. Chính vì vậy, giá cả ở đây có phần cao hơn so với các mơ hình bán lẻ truyền thống, nhưng vẫn khá cạnh tranh so với các siêu thị hiện đại. Mức giá này khá phù hợp với thu nhập của phần đông người tiêu dùng, bới họ sẵn sàng trả thêm một khoản nhỏ tiền cho những tiện ích mà cửa hàng mang lại.

d. Nhân tố thời gian mở cửa

Một trong những điểm đặc biệt của mơ hình tiện lợi trên thế giới là mở cửa suốt 24 tiếng một ngày và 7 ngày trong tuần, phục vụ nhu cầu của khách hàng bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phía trên, các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đa số không phục vụ tối đa 24/7 do thói quen sinh hoạt và hoạt động giao thơng của người dân nước ta có phần khác so với các nước khác. Các cửa hàng tiện lợi ở Cần Thơ cũng thế, nhưng thời gian hoạt động có phần dài hơn một số địa điểm khác. Buổi sáng các cửa hàng thường mở cửa sớm, khoảng từ 6h-7h để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng đi học hay đi làm buổi sáng, trong khi đó các siêu thị thường mở cửa muộn hơn vào 8h. Thời gian đóng cửa buổi tối cũng thường vào khoảng 22h, muộn hơn so với các chợ và siêu thị, người tiêu dùng có nhu cầu về hàng hóa trong trường hợp đột xuất có thể nhanh chóng ghé vào để mua. Do thời gian mở cửa khá linh hoạt như thế nên có thể tranh thủ phục vụ được những nhóm khách hàng có thời gian mua sắm đặc biệt, đây là một lợi thế lớn so với các mơ hình bán lẻ khác. Bên cạnh đó, so với các siêu thị thường có thời gian nghỉ vào 3 ngày tết, hoặc thời gian phục vụ ít hơn, thì các cửa hàng tiện lợi thường mở cửa cả vào những ngày đó để phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của mọi người trong những ngày tết. Có thể nói, với thời gian mở cửa khá dài, các cửa hàng tiện lợi đã phục vụ cho cho nhóm khách hàng đặc biệt mà các địa điểm mua sắm khác không thể tiếp cận, đây là một ưu thế lớn giúp cửa hàng cạnh tranh trên thị trường.

Phương trình nhân tố thời gian mở cửa có dạng: F4 = 0,803X1 + 0,791X2

Điểm số đánh giá trung bình khá cao cũng phần nào thể hiện người tiêu dùng đánh giá tốt ưu điểm này của cửa hàng tiện lợi, tạo nên lợi thế cạnh tranh nhất định cho cửa hàng trên thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 57 - 58)