Số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 29 - 30)

a. Phương pháp chọn mẫu

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi qua phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã và đang mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bảng câu hỏi sẽ được đưa vào phỏng vấn thử để phát hiện sai sót, và hiệu chỉnh lần nữa trước khi phỏng vấn chính thức.

Đề tài điều tra mẫu bằng phương pháp thuận tiện, nghĩa là sẽ đi đến phỏng vấn trực tiếp c ác khách hàng mua sắm tại các cửa h àng tiện lợi trên địa bàn, đồng thời dựa vào các mối quan hệ với các đối tượng thường xuyên mua sắm ở cửa hàng tiện lợi và phỏng vấn họ. Do không có nhiều thời gian và để tiết kiệm chi phí nên tác giả chỉ sử dụng phương pháp phi xác suất để tiện lợi cho việc tiếp cận khách hàng và tiến hành phỏng vấn. Bên cạnh đó, do đề tài cần phỏng vấn những khách hàng đã và đang mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi nên phương pháp thuận tiện là thích hợp để tiếp cận đúng đối tượng và thời điểm họ đang mua sắm tại các cửa hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính đại diện không cao, độ tin cậy của mẫu thấp. Vì vậy để khắc phục, tác giả lấy cỡ mẫu lớn nhất có thể là 110 quan sát. Người viết tiến hành khảo sát tại 5 cửa hàng tiện lợi ở quận Ninh Kiều, gồm siêu thị tự chọn Ngọc Tiên, cửa hàng G7 Mart, shop Minh Thư, cửa hàng tiện lợi G7 Mart và cửa hàng KTX ở kí túc xá trường Đại học Cần Thơ. Do có 5 địa điểm khảo sát nên số quan sát tại mỗi nơi dao động trong khoảng 15-25 để đảm bảo tính đại diện cao cho tổng thể.

b. Cỡ mẫu

Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA). “Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát.” (Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự, 2012). Với 18 biến quan sát ban đầu của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng tiện lợi, để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là

18x5 = 90). “Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al., 1998).” (Phạm Lê Hồng Nhung và công sự, 2012). Như vậy cỡ mẫu của đề tài có thể nằm trong khoảng 100 đến 150. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu nên đề tài sử dụng kích cỡ mẫu n = 110.

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 29 - 30)