mua sắm của ngƣời tiêu dùng
Số lượng người mua sắm là nữ giới gần như gấp đôi lượng nam giới cho thấy phái nữ vẫn chiếm ưu thế trong việc đi mua sắm những mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Vì thế, hàng hóa bày bán ở cửa hàng nên tập trung phục vụ nhiều cho nhóm khách hàng này, ưu tiên cho một số loại hóa mỹ phẩm, thức uống, thực phẩm làm đẹp. Điển hình là các loại sữa tắm, dầu gội, nước hoa, cà phê dành cho nữ giới,… rất được chị em phụ nữ chọn mua, ngay cả khi họ không có nhu cầu trước đó. Bên cạnh đó, như đã nhận định, bộ phận khách hàng là nam giới, như sinh viên, nhân viên văn phòng cũng có xu hướng tự đi mua sắm cho nhu cầu cá nhân càng nhiều, nên cũng cần chú ý những mặt hàng phục vụ riêng cho nam giới như dao cạo râu, mỹ phẩm dành cho nam, cà phê, thuốc lá,…
Một con số thống kê nữa cho thấy lứa tuổi mua sắm chiếm phần lớn ở cửa hàng chính là giới trẻ, với độ tuổi dưới 30, cũng như các đối tượng là học sinh-sinh viên, nhân viên văn phòng, những người bận rộn chiếm đa số. Họ đa phần năng động và thích những điều mới mẻ, hiện đại. Vì vậy, cửa hàng nên trang trí và trưng bày hàng hóa bắt mắt, tạo không gian sống động, với những gam màu tươi sáng, trẻ trung. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nhanh chóng, tiện lợi cho người bận rộn, cửa hàng nên bày bán nhiều các loại thực phẩm như đồ khô, đồ hộp, mì, hủ tíu, phở ăn liền, nước ngọt, nước đóng chai,… Cũng như các loại sản phẩm với trọng lượng, dung tích, kích thước nhỏ gọn, thích hợp với những bạn sinh viên hay người đi làm trẻ tuổi ở trọ, sống riêng với gia đình.
Bên cạnh đó, đối tượng có độ tuổi khá trẻ nên thu nhập (tính như tiền trợ cấp của gia đình cộng với tiền lương làm thêm hoặc chính thức) chủ yếu trong khoảng dưới 3-5 triệu đồng. Chính vì thế, vấn đề chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày vẫn được người tiêu dùng rất quan tâm; mặc dù yêu cầu cao hơn cho các tiện ích ở cửa hàng, nhưng họ vẫn có xu hướng chọn mua những hàng hóa phù hợp với túi tiền của mình. Các cửa hàng cần tìm hiểu kĩ vấn đề này để điều chỉnh chiến lược giá sao cho phù hợp, nhắm đến phân khúc khách hàng trẻ tuổi, có trình độ và thu nhập ở mức trung bình.
Theo thống kê của người viết, có hơn 85% đáp viên được hỏi đi mua sắm ở cửa hàng tiện lợi vào buổi chiều và tối, đặc biệt nhiều ở buổi tối với 50,9% sự lựa chọn. Theo quan sát, các cửa hàng luôn tấp nập người ra vào mua sắm, và đôi khi khách hàng phải đứng đợi một vài phút mới đến lượt mình ở quầy tính tiền. Để tránh tình trạng này, cửa hàng cần tăng cường số nhân viên trong ca trực để đảm bảo đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên giữ xe cần sắp xếp bãi xe gọn gàng, tránh tình trạng đậu xe lộn xộn, không ngay ngắn và lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường của khách hàng.
4.5.2 Nhóm giải pháp dựa vào các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn cửa hàng tiện lợi
Xét về địa điểm mua sắm thường xuyên nhất của các đáp viên, siêu thị vẫn là nơi có nhiều sự lựa chọn nhất, tiếp theo là cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên chênh lệch với các địa điểm chợ và cửa hàng tạp hóa là rất nhỏ. Vì vậy, có thể nói, cơ hội thị trường chia đều cho tất cả các mô hình mua sắm, tuy nhiên cửa hàng tiện lợi phải đối mặt với sự chiếm ưu thế lớn của siêu thị và sự đeo bám quyết liệt của các cửa hàng tạp hóa và chợ. Và một trong những cách giúp đứng vững cũng như giành lấy ưu thế trong cuộc đua trong thị trường bán lẻ, các cửa hàng cần tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh cho mình bằng việc tăng cường, làm nổi bật những ưu điểm, lợi thế của mình so với các nơi khác, tạo sự khác biệt mạnh mẽ hơn nữa để định vị trong lòng khách hàng. Theo kết quả
nghiên cứu, các yếu tố chính ảnh hưởng mạnh đến sự lựa chọn cửa hàng tiện lợi, gồm có sự tiện lợi, không gian và hàng hóa, giá cả và cuối cùng là thời gian mở cửa.
Trong đó, nhân tố tiện lợi được nhận thấy có ảnh hưởng lớn nhất trong mô hình, vì vậy, để tăng cường sự lựa chọn của khách hàng, các cửa hàng cần phát triển hơn nữa những yếu tố góp phần tạo nên sự tiện lợi cho
khách hàng. Giải pháp đầu tiên mà cửa hàng tiện lợi cần chú trọng để làm cho
việc mua sắm của khách hàng trở nên dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm thời gian chính là sự tiện lợi. Các cửa hàng tiện lợi cần phải khai thác tối đa những yếu tố tạo nên sự tiện lợi để thu hút hơn nữa, làm hài lòng hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Vị trí đặt cửa hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hướng đến quyết định chọn mua sắm của người tiêu dùng. Vị trí đẹp, dễ tìm, dễ nhớ và thuận tiện cho việc ghé vào sẽ khiến người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu mua sắm nhanh chóng. Hơn nữa, các cửa hàng ở những nơi đông đúc dân cư, xe cộ qua lại sẽ dễ dàng thu hút chú ý của người tiêu dùng cũng như dễ dàng tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn. Vì thế, khi lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, người kinh doanh cần chọn những mặt bằng ở vị trí trung tâm, ở những tuyến đường chính, hoặc những nơi tập trung nhiều dân cư. Bên cạnh đó, cửa hàng do không có bãi giữ xe rộng lớn như ở siêu thị và chợ, nên cần tận dụng mặt bằng ngay sát cửa hàng làm nơi giữ xe cho khách hàng (trong mức cho phép của Nhà nước, không lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường), có nhân viên trông giữ xe để đảm bảo an toàn và tạo sự an tâm cho khách hàng. Để tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng, cửa hàng cần bày trí hàng hóa có tính phân loại cao để họ dễ dàng tìm mua đúng sản phẩm mình cần, cũng như giảm tối đa thời gian chờ đợi thanh toán cho khách, vì vào buổi chiều hay tối, số lượng khách mua sắm rất đông, nên tăng số lượng nhân viên trực trong các ca này để đảm bảo phục vụ nhanh chóng cho khách hàng.
Giải pháp tiếp theo dựa trên cơ sở các yếu tố thuộc nhóm nhân tố thứ hai là không gian và hàng hóa. Không gian trong cửa hàng tiện lợi được khách hàng đánh giá là khá sạch sẽ, hiện đại và bắt mắt. Vì vậy, cửa hàng cần tiếp tục giữ vững hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng bằng cách tăng cường hệ thống ánh sáng, có thể lắp đặt điều hòa hoặc quạt gió để tạo sự mát mẻ, thông thoáng cho bầu không khí. Mặt khác do diện tích các cửa hàng khá nhỏ nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc thiết kế các kệ hàng hóa và trung bày sao cho đẹp mắt và khoa học. Sau đây, tác giả có một số đề xuất về cách trưng bày hàng hóa dành cho các cửa hàng:
- Việc trang trí cửa hàng là cần thiết để tạo sự bắt mắt, sinh động cho không gian. Tuy nhiên, do cửa hàng có khá nhiều hàng hóa với nhiều màu sắc sặc sỡ trên bao bì nên việc trang trí cửa hàng cần chọn màu sắc hài hóa với bố
cục tổng thể, tránh trang trí lòe loẹt và nhiều chi tiết sẽ khiến người tiêu dùng bị rối mắt và phân tâm.
- Thường xuyên làm sạch không gian mua sắm, giữ cho bề mặt sàn luôn khô ráo và sạch sẽ, đặc biệt vào những ngày mưa. Giữ vệ sinh ở khu vực bãi xe, phía trước cửa hàng, bới nó sẽ gây ấn tượng với những người đi đường.
- Niêm yết giá cả đầy đủ, chi tiết cho từng loại sản phẩm trên kệ hàng, cập nhật giá cả nhanh chóng khi có thay đổi để tránh tình trạng hóa đơn khác với giá cả niêm yết.
- Các kệ hàng nên có chiều cao phù hợp với tầm vóc người tiêu dùng Việt, đặc biệt là nữa giới với chiều cao khá khiêm tốn, vì vậy các kệ hàng nên có chiều cao khoảng 1m80-2m
- Trong quá trình trưng bày, cần đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng bao bì, làm ảnh hưởng đến chất lượng bên trong. Đặc biệt, chủ cửa hàng cần lưu ý việc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm một vài sản phẩm bị hư hỏng, biến đổi chất lượng.
- Đảm bảo các quầy kệ luôn đầy hàng.
- Đảm bảo mặt sản phẩm/ logo luôn hướng chính diện về phía khách hàng.
- Hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy...
Hàng hóa trong cửa hàng phải đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cửa hàng cần đảm bảo bày bán những sản phẩm uy tín, chất lượng trên thị trường, đặc biệt lưu ý thời hạn sử dụng của sản phẩm. Vì người tiêu dùng có tâm lý yên tâm và tin tưởng hơn khi mua sắm ở những cửa hãng siêu thị hiện đại, nên cần giữ vững niềm tin ấy của khách hàng bằng việc đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất.
Yếu tố giá cả luôn được người tiêu dùng quan tâm khi chọn lựa bất kì
hàng hóa nào hay địa điểm để mua sắm. Chính vì vậy, việc đưa ra một chiến
lược giá phù hợp luôn là bài toán khó với người kinh doanh để đảm bảo vừa cạnh tranh vừa có lợi nhuận cho mình. Như đã trình bày ở các phần trước, giá cả của hàng hóa ở cửa hàng tiện lợi thường nằm ở khoảng thấp hơn siêu thị và cao hơn chợ truyền thống, nên có thể cạnh tranh được với một số siêu thị. Nhưng do tính kinh tế theo quy mô nên đôi khi hàng hóa trong siêu thị vẫn tương đương với cửa hàng tiện lợi, và cửa hàng mất đi ưu thế cạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề chênh lệch giá cả tại các địa điểm bán lẻ này rất nhỏ, nên nếu địa
điểm nào tạo được nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng sẽ giành được ưu thế lớn hơn.
Một nhân tố nữa tưởng chừng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, đó là thời gian mở cửa tại cửa hàng. Có thể thấy, họ đánh giá cao việc kéo dài thời gian mở cửa cũng như việc hạn chế đóng cửa vào ngày lễ, tết của cửa hàng. Do đó, các cửa hàng nên tiếp tục duy trì và kéo dài hơn nữa số giờ hoạt động trong ngày, đặc biệt nên đóng cửa sau 22h, vì hiện nay ở Cần Thơ, các khu vui chơi giải trí, quán ăn, quán cà phê hoạt động về đêm khá phát triển nên các cửa hàng có thể tận dụng việc này để phục vụ nhu cầu mua sắm sau 22h của người dân. Các cửa hàng tiện lợi ở nước ngoài hay ở thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh khá tốt nhờ vào chiến lược mở cửa 24h/7.
Trên đây là những giải pháp, đề xuất của người viết dựa trên cơ sở những kết quả khảo sát và phân tích trong quá trình nghiên cứu mà các chủ cửa hàng tiện lợi hoặc nhà kinh doanh có ý định mở cửa hàng có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, nhà kinh doanh cần nắm rõ tình hình hoạt động riêng, nguồn lực hiện có của cửa hàng mình cũng như từng nhóm khách hàng mà mình đang tập trung hướng đến để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cho mình.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Nhìn chung, số lượng cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung, quận Ninh Kiều nói riêng rất hạn chế so với tiềm năng hiện có của thị trường. Chính vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các cửa hàng kinh doanh là rất cần thiết để ngày càng mở rộng và phát triển mô hình bán lẻ hiện đại và có nhiều ưu điểm này. Đề tài “Phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” đã được thực hiện dựa trên thông tin được thu thập từ 110 đáp viên là người tiêu dùng thường xuyên mua sắm ở các cửa hàng tiện lợi trong địa bàn thông qua các bảng câu hỏi. Trong nghiên cứu này, các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến đã được sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng lựa chọn cửa hàng tiện lợi đa phần là người tiêu dùng trẻ, năng động như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng; thu nhập trung bình trở lên; chủ yếu có trình độ khá cao như cao đẳng, đại học; cuộc sống khá bận rộn nên có ít thời gian cho việc mua sắm hàng ngày. Người tiêu dùng chủ yếu mua những hàng hóa thiết yếu hàng ngày, có thể bảo quản, dự trữ tốt trong thời gian dài ở điều kiện thông thường như nước chấm, gia vị, đồ khô, đồ hộp, nước uống, bơ sữa, và hóa mỹ phẩm, do đó tần số mua sắm của họ cũng ở mức khá thấp, chỉ khoảng 1-2 lần trong tuần. Thời điểm lý tưởng cho việc mua hàng là buổi chiều và tối, thời gian mọi người tan giờ học, tan ca làm việc và thích hợp để đi chơi, mua sắm. Những tiêu chí quan trọng khi người tiêu dùng cân nhắc để lựa chọn nơi mua sắm là các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả, địa điểm thuận tiện và không gian mua sắm thỏa mái, đẹp mắt.
Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra 4 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của khách hàng, bao gồm sự tiện lợi, không gian và hàng hóa, giá cả, thời gian mở cửa. Trong đó, sự tiện lợi có ảnh hưởng mạnh nhất, bao gồm vị trí dễ tìm, dễ nhớ; vị trí nằm ở các tuyến đường chính, nơi đông dân cư; dễ dàng ghé mua; có hóa đơn chi tiết; tiết kiệm thời gian mua sắm, lựa chọn sản phẩm; thanh toán nhanh. Nhóm nhân tố không gian và hàng hóa bao gồm các yếu tố không gian sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, rộng rãi, thoải mái; nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; bố trí hàng hóa gọn gàng, dễ tìm dễ lấy; hàng hóa đa dạng, phong phú; giá cả cạnh tranh so với những địa điểm khác. Nhóm nhân tố tiếp theo là giả cả, gồm có giá cả cạnh tranh, giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ, giá cả hợp lí. Nhóm
nhân tố thời gian mở cửa gồm 2 yếu tố là thời gian mở cửa dài, và mở cửa vào cả những ngày lễ, tết.
Nội dung cuối cùng của nghiên cứu này là một số giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về hành vi mua sắm của người tiêu dùng dành cho các nhà quản lý, chủ cửa hàng hay nhà đầu tư muốn kinh doanh lĩnh vực cửa hàng tiện lợi. Những giải pháp dựa vào đặc điểm người tiêu dùng như tập trung bán những loại hàng hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng, với nếp sinh hoạt cũng như có chiến lược giá phù hợp điều kiện tài chính của nhóm khách hàng này; bố trí hợp lí số lượng nhân viên giữa các ca trực để đảm bảo phục vụ kịp thời số lượng lớn khách hàng vào thời điểm chiều và tối.