Sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 38)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5% so với tháng trước, luỹ kế tăng 7,5% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 6.375 tỷ đồng, tăng 8,3%. giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước 40.892 tỷ đồng, đạt 41,9% KH, tăng 7,6% so cùng kỳ; trong đó công nghiệp chế biến ước thực hiện 37.121 tỷ đồng, đạt 41% KH, tăng 7,1%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước thực hiện 3.771 tỷ đồng, đạt 53,1% KH, tăng 13% so cùng kỳ. (UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

Hoạt động các khu chế xuất và công nghiệp: Trong 7 tháng, thu hút 3 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 23,4 triệu USD; tính đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn có 212 dự án còn hiệu lực, thuê 564,9 ha đất công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.894 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện 848,2 triệu USD, chiếm 44,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong tháng ước thực hiện 136 triệu USD. (UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

3.3.2 Thƣơng mại - dịch vụ:

Giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,39% so với tháng trước, tăng 2,03% so tháng 12 năm 2013 và bình quân tăng 5,95% so cùng kỳ.

Về thương mại nội địa: Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 7 ước 10.906,2 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 7.226,5 tỷ đồng. Lũy kế trong 7 tháng, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 68.212,8 tỷ đồng, đạt 50,5% KH, tăng 14,8% so cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 44.053,6 tỷ đồng, đạt 62,8% KH, tăng 15,3% so cùng kỳ.

Xuất, nhập khẩu: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ ngoại tệ ước thực hiện 105,2 triệu USD, tăng 1,8% so tháng trước (trong đó, xuất khẩu hàng hóa 91,8 triệu USD; dịch vụ thu ngoại tệ 13,4 triệu USD). Lũy kế trong 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 677,6 triệu USD, đạt 41,1% KH, giảm 16,8% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 588,7 triệu USD, đạt 38% KH, giảm 14%. Kim ngạch nhập khẩu ước 22,5 triệu USD; lũy kế trong 7 tháng 187,2 triệu USD, đạt 49,3% KH, giảm 10,1% so với cùng kỳ. (UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

Giao thông vận tải: Tổ chức khai trương đường bay Cần Thơ - Đà Nẵng, thời gian ban đầu tần suất bay là 03 chuyến khứ hồi/tuần, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và du lịch của người dân và du khách. Trong tháng, vận chuyển hàng hóa 502,8 ngàn tấn, tăng 0,6% so tháng trước, vận chuyển hành khách ước 2.309 ngàn lượt hành khách, tăng 0,7%. Trong 7 tháng, vận chuyển hàng hóa 3.542,9 ngàn tấn, đạt 67% KH, tăng 0,8% so cùng kỳ (luân chuyển 758,9 triệu tấn.Km, đạt 59% KH, tăng 2,7% so cùng kỳ), vận chuyển hành khách ước 17.153,6 ngàn lượt hành khách, đạt 57,6% KH, tăng 4,1% (luân chuyển 532,7 triệu lượt HK.Km, đạt 60,6% KH, tăng 3% so cùng kỳ). (UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

Du lịch: Trong tháng, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 130 ngàn lượt khách lưu trú (trong đó có 15 ngàn lượt khách quốc tế); về hoạt động lữ hành quốc tế: đón 1.500 khách nước ngoài; đưa 1.560 khách đi du lịch nước ngoài; về hoạt động lữ hành nội địa đón phục vụ 8.800 lượt khách; doanh thu ước đạt 103 tỷ đồng. Lũy kế trong 7 tháng, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 757.397 lượt khách lưu trú, đạt 58,3% KH, tăng 9% so cùng kỳ (trong đó có 115.178 lượt khách quốc tế, đạt 52,4% KH, tương đương cùng kỳ); về hoạt động lữ hành quốc tế: đón 9.801 khách nước ngoài đến Cần Thơ, đạt 63,2% KH, tăng 6%; đưa 7.819 khách đi du lịch nước ngoài, đạt 62,6% KH, tăng 10%; về hoạt động lữ hành nội địa đón phục vụ 51.745 lượt khách, đạt 69% KH, tăng 15%; doanh thu toàn ngành ước đạt 627 tỷ đồng, đạt 57% KH, tăng 13% so cùng kỳ. (UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

3.3.3 Nông nghiệp

Lúa Hè Thu đã thu hoạch 68.276,2/81.019 ha; năng suất ước đạt 5,68 tấn/ha, tăng 0,03 tấn/ha; sản lượng đạt 387.864 tấn, đạt 94,1% KH, giảm 10,2% so cùng kỳ. Lúa Thu Đông xuống giống được 56.153 ha, vượt 12,3% KH, giảm 10,3% so cùng kỳ; hiện nay lúa đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng, sinh trưởng và phát triển khá. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đến ngày 10/7/2014 được 12.771 ha, đã thu hoạch được trên 11.000 ha; ngành nông nghiệp đã chỉ đạo xây dựng và mở rộng vùng rau toàn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ.(UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

3.3.4 Xuất khẩu

Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 của Sở Công thương, đa số các mặt hàng xuất khẩu của thành phố đều có xu hướng tăng 10-15% so với cùng kỳ năm trước, riêng mặt hàng chủ lực của thành phố Cần Thơ là gạo lại giảm 15% so với cùng kỳ năm 2013. Lý giải cho hiện tượng trên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá của gạo Thái Lan tại các thị trường châu Phi và châu Á. Hiện tại chúng ta chỉ giữ được hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Phillipines trong năm 2014, nhưng dự đoán những

tháng cuối năm 2014 tình hình xuất khẩu gạo sẽ có nhiều khởi sắc do những biến động về chính trị tại Thái Lan. Doanh nghiệp cũng cho biết, sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan 981 trên thềm lục địa Việt Nam cũng làm cho các doanh nghiệp bất an trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc vì hiện tại sản lượng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Cần Thơ sang Trung Quốc chiếm 40-45% sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp. (UBND thành phố Cần Thơ, 2014)

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HÀNH VI MUA SẮM TẠI CÁC CỦA HÀNG TIỆN LỢI

CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA SẮM TẠI CÁC CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Theo khảo sát của tác giả, hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất ít các địa điểm bán lẻ theo mô hình cửa hàng tiện lợi, hoặc gần giống với mô hình này. Được biết ở quận Ninh Kiều chỉ có 5 cửa hàng hoạt động theo hình thức cửa hàng tiện lợi, đó là shop Minh Thư, siêu thị tự chọn Ngọc Tiên, cửa hàng G7 Mart, cửa hàng tiện lợi G7 Mart ở kí túc xá khu B và cửa hàng tiện lợi KTX ở kí túc xá cũ trường Đại học Cần Thơ. Mặc dù không được gọi đúng với tên cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên, các địa điểm này đều mang các nét đặc trưng của một mô hình cửa hàng tiện lợi, đó là: phương thức tự phục vụ, hiện đại, mang lại các tiện ích cho người mua như nhanh chóng, vị trí thuận tiện, đóng cửa khá muộn (khoảng 22h). Các cửa hàng trên bày bán chủ yếu các loại hàng hóa thiết yếu, tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm khô, ăn liền, bánh kẹo, nước giải khát, bơ sữa, hóa mỹ phẩm,... Đối tượng mua sắm chủ yếu ở các cửa hàng thường là người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm một cách nhanh chóng, tiện lợi do muốn tiết kiệm thời gian và công sức cho việc mua sắm. Họ thường là người đi làm bận rộn, học sinh-sinh viên ở trọ, kí túc xá có rất ít thời gian để đi chợ hay siêu thị, nên thường ghé vào cửa hàng tiện lợi để mua sắm trên đường đi học, đi làm. Tuy nhiên, các cửa hàng tiện lợi ở Cần Thơ không phục vụ xuyên suốt 24h giống như mô hình cửa hàng tiện lợi nguyên mẫu mặc dù thời gian đóng cửa có muộn hơn các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa. Lí do là Cần Thơ vẫn chưa phải là thành phố hoạt động nhộn nhịp về đêm như thành phố Hồ Chí Minh hay các thành phố lớn khác trên thế giới, nên người dân thường không có nhu cầu mua sắm vào thời điểm quá muộn trong ngày. Để phục vụ tốt và giữ chân khách hàng, các cửa hàng cũng có nhiều chương trình ưu đãi và tiện ích khá giống với các siêu thị hiện nay. Các khách hàng được làm thẻ thành viên, và sẽ được hưởng một số lợi ích như tích lũy điểm đổi quà, khấu trừ vào hóa đơn, bốc thăm khuyến mãi,... Bên cạnh đó, các nhãn hàng được bày bán cũng có các nhân viên, các PG riêng đứng tại quầy sản phẩm của mình để tư vấn và hỗ trợ quá trình bán hàng nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng cũng như hoạt động của cửa hàng. Các chương trình và hoạt động khuyến mãi, ưu đãi này tương tự như của các siêu thị trên địa bàn, một mặt có thể cạnh tranh với siêu thị, một mặt lại không tạo được dấu ấn riêng, sự khác biệt cho cửa hàng, gây sự nhàm chán cho khách hàng.

4.2 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC, MÔ TẢ THÓI QUEN MUA SẮM CỦA NGƢỜI DÂN TẠI CÁC CỬA HÀNG TIỆN LỢI CỦA NGƢỜI DÂN TẠI CÁC CỬA HÀNG TIỆN LỢI

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách quan sát hành vi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khách hàng đã và đang mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi. Qua quá trình quan sát có thể thấy khách hàng đến mua sắm ở các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn khá đa dạng, với nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp và trình độ khác nhau. Do một số khó khăn nên tác giả không thể phỏng vấn hết tất cả các đối tượng đó, tuy nhiên, tác giả đã cố gắng tiếp cận một số đối tượng mua sắm khá điển hình, có tính đại diện cao cho hầu hết các khách hàng.

4.2.1 Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn

Bảng 4.1 tóm tắt một số đặc điểm về độ tuổi, giới tính cũng như trình độ học vấn của các đối tượng phỏng vấn, những khách hàng đến mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi.

Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên

Số quan sát Phần trăm (%) Giới tính Nam 36 32,70 Nữ 74 67,30 Tổng 110 100,00 Độ tuổi Dƣới 22 tuổi 40 36,36 Từ 22-28 tuổi 43 39,09 Trên 28 tuổi 27 24,55 Tổng 110 100,00 Trình độ học vấn Phổ thông, trung cấp 11 10,00 Đại học, cao đẳng 95 86,36 Sau đại học 4 3,64 Tổng 110 100,00

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 9/2014

Về giới tính của đáp viên, ta có thể thấy số lượng nữ giới được phỏng vấn lớn hơn rất nhiều so với nam giới, chiếm 67,6% tổng số lượng. Khi mà trong xã hội vẫn còn mang nặng tư tưởng về việc mua sắm và nội trợ là công việc dành cho nữ giới thì tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, có thể thấy, số lượng nam giới được bắt gặp đi mua sắm ở

các địa điểm ngày càng nhiều, và họ bắt đầu tự tin hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, cân đối chi tiêu cho mình. Điều này cũng khá hợp lí vì ngày nay, các bạn sinh viên nam hay nam giới sống riêng ở nhà trọ, kí túc xá trở nên khá phổ biến, nên họ phải tự học cách chăm lo cho cuộc sống của mình mà không dựa dẫm nhiều vào vai trò người phụ nữ. Và những người chồng cũng dần quan tâm, thông cảm hơn với công việc bận rộn của vợ mình nên cũng thường xuyên hơn giúp đỡ những công việc hàng ngày.

Nhìn vào độ tuổi của các đáp viên, ta thấy rằng đa số các khách hàng ở cửa hàng tiện lợi có độ tuổi khá trẻ, chủ yếu trong khoảng dưới 28 tuổi, chiếm trên 70% tổng số đáp viên. Do chỉ đi phỏng vấn trong thời gian rất ngắn và nhiều thời điểm trong ngày, nên tác giả không thể tiếp cận hết với tất cả các đối tượng mua sắm ở đây, vì thế kết quả khảo sát này có thể chưa đảm bảo chính xác tỉ lệ độ tuổi của tất cả các khách hàng, không thể kết luận chắc chắn 90% khách hàng ở cửa hàng tiện lợi chỉ là giới trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát và tìm hiểu của bản thân và từ nhân viên bán hàng, có thể nói rằng người tiêu dùng trẻ là đối tượng mua sắm chủ yếu ở đây, chiếm trên 50% tổng khách hàng thường xuyên của cửa hàng. Người tiêu dùng trẻ với phong cách sống khá hiện đại, năng động và thích những gì nhanh chóng, tiện dụng nên thường tìm đến những kênh mua sắm hiện đại, mới mẻ như siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm hơn là các kênh bán lẻ truyền thống. Họ có đủ thông tin về các loại hàng hóa, dịch vụ qua các kênh truyền thông hiện đại mà không cần sự tư vấn nhiều của người bán hàng, thích tự phục vụ, không thích việc mặc cả giá cả như ở các chợ truyền thống. Và loại hình cửa hàng tiện lợi này có thể đáp ứng được nhịp sống năng động và hiện đại của giới trẻ hiện nay nên không ngạc nhiên khi đây là đối tượng mua sắm chủ yếu ở các cửa hàng.

4.2.2 Nghề nghiệp, thu nhập

Qua quá trình phỏng vấn, tác giả đã thống kê được một số ngành nghề thường gặp ở các đáp viên qua bảng trên. Số lượng đáp viên là học sinh, sinh viên chiếm phần lớn trong tổng số người được hỏi, gần 50%. Con số này có thể giải thích được là do trong địa bàn có đến 2 trong tổng số 5 cửa hàng tiện lợi đặt trong khuôn viên kí túc xá của trường đại học Cần Thơ, nên số lượng đáp viên chủ yếu là sinh viên. Hơn nữa, các cửa hàng tiện lợi bên ngoài đa số nằm ở khu vực có nhiều sinh viên tập trung sinh sống, nên đây thật sự là đối tượng mua sắm chủ yếu tại các cửa hàng trên cả địa bàn. Một lượng lớn khách hàng mua sắm ở cửa hàng tiện lợi mà tác giả có dịp phỏng vấn có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, công chức Nhà nước đang làm việc tại thành phố Cần Thơ. Đây thường là những người làm việc theo giờ hành chính, 8 giờ một ngày, có thể làm việc thêm ngoài giờ hành chính, nên cuộc sống của họ khá bận rộn và ít có thời gian cho việc mua sắm hàng ngày. Họ thường ít có thời gian

mua sắm mỗi ngày ở chợ truyền thống, cũng như nấu ăn hàng ngày. Chủ yếu người làm việc văn phòng chỉ đi mua sắm một vài lần trong tuần cho những đồ dùng cần thiết như thực phẩm dự trữ hay đồ dùng cá nhân,... nên cửa hàng tiện lợi có thể đáp ứng được nhu cầu này một cách nhanh chóng và tiện dụng.

Với nghề nghiệp và lứa tuổi như trên, các đáp viên cũng có mức thu nhập tương ứng. Cụ thể, mức thu nhập dưới 3 triệu đồng và trong khoảng 3-5 triệu đồng chiếm đại đa số trong tổng điều tra, với khoảng 70%. Các đáp viên chủ yếu là sinh viên nên chưa có công việc ổn định, một số nhỏ có thu nhập từ công việc làm thêm, nhưng chủ yếu họ nhận được hỗ trợ rất lớn từ gia đình, nên thu nhập của họ chủ yếu là nguồn trợ cấp này. Bên cạnh đó là những người đã tốt nghiệp và có công việc ổn định, tuy nhiên do thời gian đi làm còn ít nên mức lương thường chưa tăng cao.

Bảng 4.2 Nghề nghiệp và thu nhập của đáp viên

Số quan sát Phần trăm (%)

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 49 44,50

Nhân viên văn phòng, công chức 42 38,20

Tự kinh doanh 9 8,20 Lao động phổ thông 3 2,70 Khác 7 6,40 Tổng 110 100,00 Thu nhập Dƣới 3 triệu đồng 40 36,40 Từ 3-5 triệu đồng 38 34,50 Từ 5-7 triệu đồng 11 10,00 Từ 7-10 triệu đồng 6 5,50 Khác 15 13,60 Tổng 110 100,00

4.2.3 Một số địa điểm mua sắm thƣờng xuyên của ngƣời tiêu dùng

Thành phố Cần Thơ có gần như tất cả các kênh mua sắm từ truyền thống cho đến hiện đại, từ nhỏ lẻ đến quy mô lớn, như: chợ truyền thống, chợ vỉa hè, chợ cóc, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị,

Một phần của tài liệu phân tích hành vi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi của người dân ở quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 38)