CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
2.1 Đặc điểm hoạt động của ngành kinh doanh lốp xe
Theo dự báo đến năm 2021, quy mô dân số Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD/người. Trong những năm vừa qua thị trường vận tải hành khách và hàng hóa tại Việt Nam ghi nhận khả năng tăng trưởng vô cùng ấn tượng và thể hiện nhiều tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, theo VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) tổng doanh số bán hàng toàn thị trường ô tô đạt 214.403 xe các loại, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngối trong đó xe ơ tơ du lịch tăng 30%, xe thương mại tăng 31% và xe chuyên dụng tăng 43%.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành ô tô, nhu cầu về lốp xe cũng sẽ phát triển nhanh một cách tương ứng. Theo dự tính của cơng ty cho đến năm 2021 tổng nhu cầu lốp ô tô con sẽ đạt 2.627.000 lốp/năm và nhu cầu lốp xe thương mại sẽ đạt hơn 1.260.000 xe/năm. Đây cũng là cơ hội rất lớn cũng như là thách thức của các nhà phân phối và sản xuất lốp xe trong và ngoài nước trong tương lai.
Giới thiệu đặc điểm phân loại ngành nghề kinh doanh lốp xe ô tô.
Về ngành nghề kinh doanh lốp xe ô tô được phân loại theo nhu cầu sử dụng của loại phương tiện ô tô hay là việc phân loại theo lốp xe thay thế - REP (Replacement Market) và cung cấp cho các hãng sản xuất xe ô tô OE (OEM Market).
Phân theo loại phƣơng tiện sử dụng chủ yếu có ba loại chính nhƣ sau:
Kinh doanh lốp ơ tơ con, xe hơi – (Passenger Car – hay cịn gọi là Consumer Products).
Kinh doanh lốp xe thương mại (tải/bus– hay còn gọi là Commercial Products).
Kinh doanh lốp xe chuyên dụng (Xe nâng/OTR/khác – hay còn gọi là Strategic Products).
Phân loại theo đối tƣợng khách hàng cung cấp:
Kinh doanh lốp xe thay thế REP (Replacement Market).
Kinh doanh lốp xe cho các hãng sản xuất xe OE (OEM Market).
2.1.1 Khách hàng
Về đối tượng khách hàng được phân chia thành hai loại là các khách hàng đại lý, các nhà phân phối (B2B) hay các người tiêu dùng sau cùng (enduser). Hiện tại các thương hiệu lốp (các nhà cung cấp lốp xe) chủ yếu phân phối lốp xe qua hệ thống đại lý tại thị trường Việt Nam.
Về hệ thống phân phối các hãng lốp xe thông thường sử dụng một nhà phân phối chính hay cấp 1 và từ nhà phân phối này hàng hóa sẽ được cung cấp cho các đại lý cấp 2 khác. Tuy nhiên xu hướng các hãng lốp xe lớn trên thế giới bắt đầu thành lập các cơng ty kinh doanh trực tiếp của mình tiếp cận trực tiếp với các nhà phân phối cấp 2 điển hình như các cơng ty Bridgestone hay Michelin.v.v. Hiện tại việc thành công hay thất bại của một thương hiệu kinh doanh lốp tại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng khách hàng là các nhà phân phối này.
Đặc điểm của các khách hàng đại lý, nhà phân phối:
Chú trọng nhiều vào bán sỉ hơn việc bán lẻ và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng (xu hướng đang thay đổi).
Tính cạnh tranh nội bộ cao, đòi hỏi, tranh thủ nhiều hỗ trợ từ các nhà cung cấp, các hãng sản xuất.
Tính trung thành thấp, tập trung nhiều vào lợi ích ngắn hạn (lợi nhuận, giá) hơn là chú trọng đầu tư vào dịch vụ.
Đối với khách hàng là người tiêu dùng sau cùng (enduser) có thể xem là các tài xế, chủ xe cá nhân. Xu hướng ngày càng xuất hiện các khách hàng tiềm năng là cái nữ lái xe hay thế hệ trẻ tuổi sở hữu xe (tuổi từ 30 đến 40 thay vì trên 40 tuổi so với trước đây) và số lượng loại xe sử dụng ngày càng đa dạng và mở rộng hơn so với trước đây.
Đặc điểm của các khách hàng sau cùng:
Năng động, càng ngày càng ―thông minh‖ hơn.
Đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, giá cả thấp hơn.
Độ trung thành với các thương hiệu thấp hơn và dễ thay đổi, dao động.
Ít quan tâm tới sửa chửa, bảo trì, thích thay mới.
2.1.2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nhu cầu thị trường sử dụng lốp xe ngày càng cao tuy nhiên tình hình cạnh tranh trong ngành hiện tại khá khốc liệt với nhiều đối thủ cạnh tranh đa dạng và đa hình thức. Đối với cạnh tranh trong ngành có thể xem sự cạnh tranh nằm trong một số lĩnh vực như sau.
Các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngồi trong đó nhóm đối thủ cạnh tranh trong nước gồm có CSMN – Tổng cơng ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam, DRC – Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, SRC – Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng có những lợi thế nhất định tuy nhiên gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất nước ngoài như Nhật (Bridgestone, Dunlop, Yokohama.v.v.) hay Pháp (Michelin), Đức (Continental), Ý (Pirelli).v.v. và đặc biệt hiện tại là các nhãn lốp giá rất rẻ từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất trong nước trên hiện tại đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh như: cơng nghệ lạc hậu, chi phí cao, sự hợp tác và liên kết, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ và hậu cần, chậm bắt kịp nhu cầu thị trường .v.v. nên làm suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh.
Thị phần chủ yếu chiếm lĩnh bởi các hãng sản xuất lốp nước ngoài là Michelin (Pháp) hay Bridgestone (Nhật) chiếm hơn 50% thị phần lốp xe ô tô con hay hơn 30% thị phần lốp xe thương mại do chủ yếu được ủng hộ bởi các
dòng lốp theo xe, chất lượng vượt trội, thương hiệu hay chăm sóc dịch vụ khách hàng (chi tiết được nêu trong hình 2.1). Ngồi ra các hãng lốp càng ngày càng tung ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.
Ngồi ra cịn yếu tố cạnh tranh tiềm ẩn đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc với chi phí thấp, giá cả thấp và nhiều lựa chọn chất lượng dịch vụ sẽ làm môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp và khó lường hơn.
Bảng 2.1: Thị phần lốp xe ô tô năm 2016
Nhãn BS MIC KU GY HK YK DU Others 2015 40,8% 13,9% 6,4% 8,2% 6,8% 4,2% 7,2% 12,5%
2016 37% 13,4% 6,5% 7,3% 8,2% 2,8% 9,5% 15,3%
―Nguồn: BSTVN – Khảo sát thị phần - 2016‖.
Bảng 2.1 mô tả thị phần của công ty trong hai năm 2015 và 2016 thông qua việc khảo sát thị phần lốp xe ô tô thông qua việc đếm trực tiếp số lượng lốp ô tô đang lưu thông trên đường tại Việt Nam. Các số liệu cho thấy dấu hiệu của sự sa sút về thị phần tuy Bridgestone vẫn giữ vị trí số 1 với thị phần hơn 37% trong năm 2016.
2.1.3 Môi trƣờng kinh doanh
Chính Trị (Politics): nền chính trị ổn định tuy nhiên chính sách và luật thiếu
nhất quán và chưa rõ ràng.
Ví Dụ: Luật về cấm quá tải trọng và tốc độ, các quy định đăng ký chất lượng môi trường ô tô, quy định đăng kiểm lốp xe, thuế xuất nhập khẩu, giấy phép đăng ký kinh doanh, an tồn, vệ sinh, mơi trường hiện nay không rõ ràng và thường xuyên thay đổi.v.v.
Kinh Tế (Economy): tăng trưởng mang tính chất tích cực với chỉ tiêu GDP
2016 tăng 6,7% với chỉ số CPI thấp (gần hơn 3% so với cùng kỳ năm trước). Ghi nhận tích cực sau khi gia nhập các tổ chức TPP hay AEC, WTO, các hiệp
định song phương. Tuy nhiên cũng ghi nhận rủi ro lớn về nợ công hay thâm hụt ngoại thương với Trung Quốc.
Xã Hội (Social): sự gia tăng các đô thị lớn thúc đẩy nhu cầu vận tải, các
chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng xung đột với các chương trình phát triển cơng nghệ lắp ráp ơ tơ cũng như các hiệp định thuế quan làm cho môi trường kinh doanh vận tải phát triển không rõ ràng.
Công Nghệ (Technology): nhà nước chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng như
hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, sân bay, cảng biển.v.v sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như giao thông vận tải kết nối cả nước và cả khu vực (đường cao tốc Asean, VN-Trung Quốc). Ngồi ra cịn ghi nhận yếu tố tích cực của cơng nghệ thơng tin thúc đẩy tiềm năng giao thông vận tải phát triển như: Uber, Grab, GPS.v.v. Hay sự phát triển công nghệ trong kinh doanh lốp xe, trang thiết bị vận tải như internet, online marketing.v.v cũng có ảnh hưởng đến việc kinh doanh lốp xe ô tô.