CHƢƠNG 3 : NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU VÀ THƢỚC ĐO
3.5 Tóm lƣợc nội dung các mục tiêu chiến lƣợc của BSTVN giai đoạn 2016-2021
2021.
Thông qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận các chuyên gia thống nhất các mục tiêu chiến lược của công ty BSTVN giai đoạn 2016-2021 được thống kê như sau:
Đạt doanh số, doanh thu theo kế hoạch: Đạt được chỉ tiêu được giao bằng
cả hai tiêu chí về số lượng và bằng tiền.
Gia tăng vốn đầu tƣ: đề xuất gia tăng nguồn vốn đầu tư vào xây dựng và
phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, xây dựng công ty.
Bảo đảm lợi nhuận: đảm bảo hiệu quả các hoạt động đều có lợi nhuận theo
kế hoạch được giao.
Gia tăng thị phần: giữ vững thị phần dẫn đầu toàn thị trường bảo đảm tốc
độ tăng trưởng doanh số công ty nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh số của toàn ngành.
Khẳng định thƣơng hiệu dẫn đầu: khẳng định vị trí thương hiệu số 1 trong
ngành lốp xe ơ tô tại Việt Nam – là thương hiệu được tin cậy nhất ―The most trusted leading brand in Việt Nam‖ thông qua các hoạt động cộng đồng, các hoạt động quảng bá thương hiệu.
Gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng: thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách nhanh chóng và ln xem ―khách hàng là số 1‖ hay ―luôn bên cạnh khách hàng‖. ―Next to customer‖. Phổ biến quan niệm chăm sóc khách hàng là trách nhiệm của tồn bộ cơng ty chứ khơng phải riêng của phòng Kinh doanh hay phòng Marketing.
Gia tăng độ bao phủ thị trƣờng: đảm bảo sự bao phủ sản phẩm, phát triển
hệ thống đại lý, trung tâm dịch vụ trên toàn bộ các tỉnh, thành phố, giúp các khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ.
Cải thiện quy trình thanh tốn và công nợ: các quy trình xác nhận đơn
hàng, thanh tốn, chiết khấu, thưởng cho đại lý cần được rút ngắn nhằm mục đích gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.
Cải thiện quy trình bảo hành: rút ngắn thời hạn bảo hành, phản hồi khách
hàng một cách chính xác, rõ ràng và chuyên nghiệp.
Quy trình bán hàng: xây dựng và áp dụng quy trình bán hàng cho tồn bộ
nhân viên, áp dụng chương trình SOP (Standard of Operation) cho toàn bộ phòng Kinh doanh.
Hoạt động chăm sóc khách hàng: đưa hệ thống Hotline (1900545468) vào
hoạt động một cách hiệu quả, các chương trình phân loại, thăm hỏi và chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên. Chú trọng phát triển các chương trình hỗ trợ khách hàng, các chương trình thường niên như: hội nghị khách hàng, du lịch, sinh nhật, 8/3, các dịp lễ, tết .v.v.
Cải thiện quy trình giao nhận hàng hóa (logistic): phát triển tiêu chuẩn
giao nhận hàng hóa tốt hơn đối thủ cạnh tranh ở các khía cạnh: thời gian, bốc dỡ. Các lốp xe được giao cần phát huy: đúng giờ, đúng chỗ và đúng chủng loại.
Quy chế nội bộ: xây dựng và áp dụng bộ quy tắc ứng xử của công ty trong
đó cần nhấn mạnh sự tuân thủ nội quy và quy định của công ty.
và chuyên nghiệp và phù hợp cho từng cấp độ nhân viên. Xây dựng các chương trình khuyến khích học hỏi nâng cao chất lượng nhân sự và động viên giữ chân các nhân sự giỏi.
Nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên: khảo sát nhu cầu thực tế của nhân
viên và thực hiện các chương trình các chế độ, khen thưởng, thăng tiến công bằng nhằm nâng cao năng suất làm việc của nhân viên với phương châm ―Nhân viên là số một‖ hay ― Nhân viên là tài sản của công ty‖.
Áp dụng công nghệ thông tin: xây dựng hiệu quả chương trình CRM qua
đó hỗ trợ gia tăng hiệu quả sự tiếp cận giữa đại lý và người tiêu dùng. Áp dụng các phần mềm quản lý hỗ trợ giảm khối lượng công việc một cách hiệu quả.
Xây dựng môi trƣờng làm việc: an toàn và thân thiện, khuyến khích phát triển mơi trường học hỏi, chia sẻ, giao tiếp nội bộ và phát huy tinh thần ―One Team, One Hearth‖ cho tất cả các thành viên công ty.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 đã trình bày chi tiết quá trình thực hiện đề tài bắt đầu từ việc nghiên cứu Tầm nhìn và Sứ mạng công ty. Nghiên cứu đã triển khai qua bốn vòng thảo luận với 9 chuyên gia quản lý trung và cao cấp của công ty nhằm xác định được các nhóm nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, nhóm các yếu tố này theo Thẻ điểm cân bằng và từ đó đưa ra 18 Mục tiêu Chiến lược vào dự thảo Bản đồ chiến lược của công ty. Các mục tiêu này cũng sẽ là nền tảng của việc xây dựng bốn yếu tố của Bản đồ chiến lược sẽ được triển khai chi tiết trong chương 4.
Thông qua quá trình thảo luận và phỏng vấn có một số khác biệt lẫn nhau trong ý kiến của các chuyên gia về chiến lược cũng như quan điểm về Thẻ điểm cân bằng. Qua đó cho thấy cần thiết phải có một chương trình hướng dẫn, đào tạo cho các chuyên gia này về cơ sở lý thuyết của Thẻ điểm cân bằng nhằm đạt được sự thống nhất quan điểm trong khi thực hiện triển khai Thẻ điểm cân bằng vào thực tế hoạt động của công ty.
Một trong những điểm đáng lưu ý là sự ủng hộ và thống nhất ý kiến của cấp lãnh đạo cao nhất là ông Tổng Giám Đốc về các ý kiến và các mục tiêu chiến lược của Thẻ điểm cân bằng. Điều này sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc bảo đảm thành công trong việc triển khai Thẻ điểm cân bằng tại công ty.
CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐO LƢỜNG THEO PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
Chương ba đã trình bày các bước liên quan đến các nghiên cứu và thảo luận nhằm phát triển các phương pháp đánh giá, đo lường hiệu quả với ban lãnh đạo cơng ty nhằm xác nhận Tầm nhìn và Sứ mạng, các nhóm nhiệm vụ trọng tâm Chiến lược, nhóm các yếu tố liên quan đến Thẻ điểm cân bằng và xác định các thứ tự ưu tiên thì chương bốn bao gồm các phần liên quan đến việc xây dựng và triển khai chi tiết, xây dựng các yếu tố đánh giá và đo lường Thẻ điểm cân bằng tại công ty dựa theo các mục tiêu chiến lược đã được xác lập ở chương 3..
Chương bốn bao gồm các phần như sau: 1) xây dựng thước đo và mục tiêu 2) liên kết các yếu tố với Thẻ điểm cân bằng 3) đề xuất và giải pháp và 4) tổ chức và thực hiện.
Các phương pháp đánh giá tại chương này được phát triển dựa trên các kết quả nghiên cứu được xác định tại chương 3, từ đó triển khai chi tiết các phương pháp đánh giá, thước đo cho từng yếu tố.