Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 26 - 27)

Theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, hệ thống thống kê ở Việt Nam được tổ chức theo 2 hình thức: Thống kê nhà nước, Thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.

- Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước:

Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc, gồm cơ quan thống kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương. Ở cấp trung ương có cơ quan Tổng cục thống kê. Tại các tỉnh, thành phố có các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục thống kê. Cấp quận, huyện có các Phịng thống kê trực thuộc Cục thống kê. Những cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước ở từng cấp về mặt thống kê. Tại các xã, phường có các cán bộ làm cơng tác thống kê chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và sự hướng dẫn về chuyên mơn, nghiệp vụ của Phịng thống kê.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều phải có bộ phận thống kê (thường là phòng thống kê) thực hiện công tác thống kê theo quy định của Luật Thống kê. Cơ quan này do Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ… tổ chức và quyết định.

- Hệ thống thống kê các đơn vị cơ sở:

Các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có tổ chức thống kê hoặc bố trí cán bộ thống kê đặt dưới sự quản lý của thủ trưởng đơn vị. Thống kê của các cơ quan này có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, phải gửi báo cáo tài chính cho Cục thống kê tỉnh, thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê nhà nước theo quy định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)