ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
2.1.1. Khái niệm điều tra thống kê
Vấn đề đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê là phải thu thập thông tin của từng đơn vị tổng thể. Điều tra thống kê chính là tiến hành thu thập tài liệu của từng đơn vị tổng thể trên cơ sở nội dung nghiên cứu.
Ví dụ: Để đánh giá về quy mơ kinh doanh của các doanh nghiệp thì phải tiến hành thu thập tài liệu tại từng doanh nghiệp như: Vốn, tài sản, lao động, giá trị sản lượng… Trong Tổng điều tra dân số, các điều tra viên đến từng hộ gia đình để ghi chép các đặc điểm trên từng nhân khẩu. Hoặc như việc thăm dò ý kiến khách hàng, thơng qua hình thức gửi các phiếu điều tra tới tay từng khách hàng để họ tự điền các thông tin vào phiếu. Các công việc tiến hành như trên gọi là điều tra thống kê.
Tuy nhiên, do số đơn vị cần thu thập tài liệu thường rất lớn, đa dạng và thường xuyên biến động, do vậy khi tiến hành điều tra thống kê đòi hỏi việc thu thập dữ liệu phải được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch thống nhất và chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, có thể hiểu: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian.
Điều 3, Luật Thống kê nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng định nghĩa: “Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra”. Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp
với khái niệm nêu trên, bởi lẽ phương án điều tra thống kê sẽ quy định rõ về mục đích, ý nghĩa, tồn bộ q trình tổ chức, điều kiện thời gian và khơng gian của cuộc điều tra.