ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
2.2.2. Điều tra tồn bộ và khơng tồn bộ
Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được chia thành: Điều tra toàn bộ và điều tra khơng tồn bộ.
- Điều tra toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn
bộ các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào. Ví dụ: Trong các cuộc tổng điều tra dân số, việc thu thập thông tin được tiến hành trên tất cả các công dân Việt Nam cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam có tại thời điểm điều tra, như vậy đây là cuộc điều tra toàn bộ.
Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê. Nó thu thập tài liệu của toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu, do đó ta có thể tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho toàn bộ tổng thể, cũng như từng bộ phận trong đó. Tuy nhiên, điều tra tồn bộ địi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, vì vậy khơng thể làm thường xuyên được. Đối với những tổng thể tiềm ẩn, do không thể nhận biết được tất cả các đơn vị của tổng thể nghiên cứu, nên dễ bị bỏ sót trong q trình điều tra nếu tiến hành điều tra toàn bộ.
- Điều tra khơng tồn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên
một số đơn vị được chọn ra trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Những đơn vị được chọn phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.
Ví dụ: Khi điều tra mức sống dân cư một địa phương thường chỉ chọn một số gia đình để tiến hành điều tra thực tế.
Điều tra khơng tồn bộ có ưu điểm là có thể giảm chi phí điều tra, tiến hành nhanh chóng, do vậy đảm bảo yêu cầu kịp thời, và có thể đi sâu vào phân tích nhiều khía cạnh của hiện tượng nghiên cứu. Do vậy, đây là loại điều tra được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu thống kê.
Tuỳ theo cách lựa chọn các đơn vị để điều tra, có thể phân biệt các loại điều tra khơng tồn bộ sau đây:
+ Điều tra chọn mẫu: Là một loại điều tra không tồn bộ, trong
thu thập được để tính tốn suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.
Các đơn vị mẫu được chọn theo một nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính chất đại biểu đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
Trong thực tế đây là loại điều tra được sử dụng rất phổ biến vì những ưu điểm của nó. Loại điều tra này có thể thay thế điều tra tồn bộ khi chưa có điều kiện điều tra tồn bộ, bởi vì chỉ điều tra trên một số ít đơn vị nhưng kết quả lại có thể suy rộng cho tất cả các đơn vị tổng thể.
Ví dụ:
+ Trong sản xuất cơng nghiệp, có thể dùng điều tra chọn mẫu để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tình hình năng suất lao động và tiền lương cơng nhân, tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng máy móc thiết bị và ngun vật liệu…
+ Để biết tình hình kinh doanh trong ngành thương mại không thể điều tra ở tất cả các doanh nghiệp thương mại, mà chỉ chọn ra một số doanh nghiệp để điều tra từ đó suy rộng kết quả cho tồn ngành.
+ Trong điều tra năng suất và sản lượng nông nghiệp, người ta lựa chọn một số đơn vị diện tích gieo cấy của địa phương, theo nguyên tắc mỗi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau, khơng kể lúa trên thửa ruộng được chọn là tốt hay xấu, sau khi điều tra sản lượng trên các đơn vị được chọn, người ta căn cứ vào kết quả đó để suy rộng ra năng suất và sản lượng lúa của toàn địa phương.
Nội dung cụ thể của loại điều tra này sẽ được đi sâu nghiên cứu trong chương 8.
+ Điều tra trọng điểm: Là loại điều tra khơng tồn bộ, trong đó chỉ
tiến hành thu thập tài liệu trên những bộ phận chủ yếu, trọng điểm của hiện tượng nghiên cứu. Kết quả điều tra không suy rộng mà chỉ tính tốn, phân tích, đánh giá những đặc điểm chung của tổng thể, giúp ta nhận thức được tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.
Điều tra trọng điểm thích hợp với những đối tượng có từng bộ phận tương đối tập trung, bộ phận này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thể.
+ Điều tra chuyên đề: Là loại điều tra khơng tồn bộ, chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên một số rất ít đơn vị nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề đặc thù, cốt lõi. Tài liệu thu thập được trong điều tra chuyên đề không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu mà chỉ tìm ra các đơn vị tiên tiến điển hình để nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị đó hoặc nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề mới phát sinh.