Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 32 - 34)

ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

Căn cứ vào tính chất liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra,

có thể chia làm 2 loại: Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.

- Điều tra thường xuyên: Là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu

ban đầu của hiện tượng một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.

Ví dụ: Ghi chép số sản phẩm sản xuất, doanh thu bán hàng, chi phí sản xuất, khối lượng hàng hố tiêu thụ… Hoặc theo dõi nhân viên có mặt nơi làm việc thơng qua bảng chấm công hàng ngày. Hay như đối với mỗi cửa hàng, đầu ngày và cuối ngày phải ghi chép lượng hàng hoá tồn kho, nhập kho, xuất kho trong ngày.

Điều tra thường xuyên có khả năng theo dõi tỉ mỉ tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian, thu thập được những tài liệu phản ánh q trình phát triển tích luỹ của hiện tượng trong thời kỳ dài. Tài liệu điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập báo cáo thống kê định kỳ, là cơng cụ quan trọng để theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

- Điều tra không thường xuyên: Là thu thập tài liệu của hiện tượng

nghiên cứu một cách không liên tục, mà chỉ tiến hành ghi chép tài liệu vào một thời điểm nào đó, khơng gắn liền với quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng. Tài liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời điểm nhất định.

Loại điều tra này thường dùng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn (điều tra dân số, điều tra nông nghiệp, tài sản cố định…) hoặc không xảy ra thường xuyên (điều tra dư luận…).

Ví dụ: Tổng điều tra dân số khơng thể điều tra hàng năm được mà chỉ định kỳ 10 năm một lần. Hay như không thể ngày nào cũng ghi chép được lượng hàng tồn kho mà thường chỉ kiểm kê, theo dõi vào cuối tuần hoặc cuối tháng hoặc cuối quý.

Cả hai loại điều tra thường xun và khơng thường xun đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, do vậy tùy theo điều kiện thực tế mà nhất là kinh phí của mỗi một ngành, mỗi một quốc gia mà lựa chọn loại điều tra thích hợp và cũng có thể kết hợp cả hai loại điều tra cho cùng một hiện tượng.

Ví dụ: Ở nước ta, tiến hành Tổng điều tra dân số 10 năm một lần, nhưng vẫn tổ chức theo dõi biến động dân số thường xuyên thông qua khai sinh, chứng tử. Hoặc tổ chức những cuộc điều tra không định kỳ theo những mục đích khác nhau, như điều tra mức sinh, điều tra di dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)