Khái niệm, ý nghĩa của số trung bình

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 96 - 98)

- Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn Ta không thể

CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘ

4.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của số trung bình

Số trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu (điển hình) theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Ví dụ: Thu nhập trung bình của một nhân viên trong công ty thương mại là 7,5 triệu đồng mỗi tháng.

Số trung bình có tính chất tổng hợp và khái quát cao. Chỉ dùng một trị số để nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính chất đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu, không kể đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị tổng thể. Số trung bình khơng biểu hiện một mức độ cá biệt mà là mức độ tính chung cho các đơn vị tổng thể (thu nhập trung bình mỗi cơng nhân, năng suất lao động trung bình mỗi cơng nhân, giá thành trung bình mỗi đơn vị sản phẩm,…).

Do số trung bình chỉ biểu hiện đặc điểm chung của cả tổng thể nghiên cứu, cho nên các nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt bị loại trừ, có nghĩa là số trung bình có đặc điểm san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu nhưng sự san bằng này chỉ có ý nghĩa khi ta tính tốn số trung bình từ số lượng đủ lớn.

Số trung bình có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác lý luận và trong thực tiễn, nó được dùng trong cơng tác nghiên cứu kinh tế nhằm nêu lên đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Việc sử dụng số trung bình tạo điều kiện để so sánh giữa các hiện tượng khơng có cùng quy mơ như so sánh tiền lương trung bình và năng suất lao động trung bình của công nhân giữa hai doanh nghiệp, so sánh năng suất thu hoạch giữa hai địa phương…

Số trung bình cịn được dùng để nghiên cứu các q trình biến động qua thời gian, nhất là các quá trình sản xuất. Sự biến động của số trung bình qua thời gian cho thấy được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng số lớn, tức là của đại bộ phận các đơn vị tổng thể, trong khi từng đơn vị cá biệt không cho ta thấy những điều đó.

Số trung bình khơng chỉ dùng trong cơng tác thống kê mà cịn cả trong cơng tác kế hoạch. Rất nhiều chỉ tiêu kế hoạch được biểu hiện bằng số trung bình.

Số trung bình chiếm một vị trí quan trọng trong việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê: Khi phân tích sự biến động, phân tích mối liên hệ, dự đốn thống kê, điều tra chọn mẫu đều sử dụng số trung bình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)