- Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn Ta không thể
CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘ
4.3.3. Điều kiện vận dụng số trung bình
Tuy số trung bình có nhiều tác dụng quan trọng đối với nghiên cứu thống kê, nhưng bản thân nó có những nhược điểm: San bằng mọi chênh lệch thực tế giữa các đơn vị cá biệt; làm cho tổng thể rất phức tạp trở thành đơn giản v.v… Đây chính là chỗ dễ bị lợi dụng trong thống kê. Vì vậy, muốn vận dụng số trung bình một cách khoa học và chính xác cần chú ý các điều kiện sau:
- Thứ nhất, số trung bình chỉ được tính ra từ tổng thể đồng chất. Tổng thể đồng chất là tổng thể bao gồm những đơn vị, hiện tượng có cùng chung một tính chất, thuộc cùng một loại hình kinh tế - xã hội theo một tiêu thức nào đó.
Trong tổng thể đồng chất, sự chênh lệch về lượng cụ thể giữa các đơn vị khơng lớn lắm vì bản chất của nó giống nhau. Có sự chênh lệch chỉ là do các nhân tố ngẫu nhiên tác động, khi tính số trung bình các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ và triệt tiêu. Số trung bình sẽ thể hiện đầy đủ ý nghĩa và mức độ đại biểu cho tất cả các mức độ khác nhau trong tổng thể.
- Thứ hai, số trung bình chung cần được vận dụng kết hợp với số trung bình tổ hay dãy số phân phối.
Khi so sánh, phân tích hiện tượng, nếu chỉ xét qua số trung bình chung thì chênh lệch coi như bị san bằng, các đơn vị có mức độ cao thấp khác nhau đều bị che lấp, điều đó hạn chế tác dụng của việc phân tích thống kê. Khơng giải thích được hết ngun nhân và xu hướng phát triển của hiện tượng. Thậm chí, nếu khơng chú ý cịn rút ra kết luận sai lệch. Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê là đi đơi với việc tìm hiểu mức độ đại biểu chung cịn phải tìm ra những đơn vị điển hình, tiên tiến, đơn vị lạc hậu. Phát hiện những mầm mống mới phát sinh hoặc những bộ phận lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển chung.
Vì những lý do trên, khi phân tích thống kê, khơng thể chỉ thỏa mãn với con số trung bình chung, mà cịn cần bổ sung bằng các số trung bình tổ (hoặc dãy số phân phối).