Nghĩa của điều tra thống kê

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 31 - 32)

ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.1.2. nghĩa của điều tra thống kê

Điều tra thống kê nếu được tổ chức một cách khoa học, sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn. Cụ thể:

- Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất.

- Căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động

của hiện tượng và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai.

Theo cách thức tổ chức các hoạt động thống kê nhà nước Việt Nam, điều tra thống kê được tổ chức thành 2 cấp độ: Tổng điều tra thống kê và điều tra thống kê.

Tổng điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê cơ bản trên phạm vi cả nước theo chu kỳ dài, quy mô lớn, phạm vi rộng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, có sử dụng nguồn kinh phí rất lớn.

Điều tra thống kê được thực hiện đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong các trường hợp sau:

- Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ.

- Khi cần bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê.

- Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)