ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
2.7.2. Biện pháp hạn chế sai số
Để đảm bảo các kết quả điều tra đạt mức độ chính xác cao, cần tìm cách khắc phục hoặc hạn chế bớt một phần sai số nói trên. Các biện pháp để hạn chế sai số bao gồm:
+ Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra, cụ thể: Xây dựng phương án
điều tra khoa học và theo đúng nội dung, mục đích điều tra; Chuẩn bị cán bộ, lựa chọn, tập huấn, giáo dục tư tưởng; Mặt khác cần coi trọng cơng tác tun truyền mục đích và ý nghĩa của cuộc điều tra trong quần chúng nhân dân nhất là các cuộc điều tra lớn.
+ Kiểm tra một cách có hệ thống tồn bộ cuộc điều tra: Kiểm tra
tài liệu thu thập được xem có đầy đủ hay khơng về nội dung và số đơn vị điều tra, kiểm tra tính chính xác của tài liệu thu thập được về con số và về mặt logic. Ở bước này việc nghiệm thu phiếu điều tra có ý nghĩa quan trọng, cụ thể cần phải xem xét các dữ liệu trong phần trả lời có hợp lý, logic hay không. Công việc này cần phải có sự tham gia của các chun gia có trình độ chun mơn về thống kê và có hiểu biết rộng về kiến thức thực tế. Trường hợp phát hiện những phiếu điều tra không đảm bảo thì cần phải loại bỏ và tiến hành điều tra bổ sung. Kiểm tra tính chất đại biểu của số đơn vị được chọn trong điều tra chọn mẫu, có thể so sánh một số đặc điểm cơ bản của số đơn vị được chọn với các đặc điểm tương ứng của tổng thể chung, kết cấu mẫu so với kết cấu tổng thể chung.
+ Phúc tra lại kết quả điều tra: Công việc này được tiến hành sau khi hồn thành q trình điều tra. Phúc tra là việc thu thập lại thông tin với các đối tượng đã được điều tra nhằm đánh giá mức độ chính xác và làm cơ sở để có thể chỉnh lý lại số liệu đã có được. Tuy nhiên, để giảm chi phí điều tra, việc phúc tra thường tiến hành theo phương pháp chọn mẫu và tập trung vào những nơi nghi ngờ thường hay bị khai báo sai.
+ Kiểm tra quá trình nhập số liệu vào máy tính: Thực tế cho thấy đây cũng là khâu dễ làm phát sinh sai số. Có nhiều trường hợp phải tiến hành nhập số liệu hai lần độc lập để khắc phục sai số trong quá trình nhập dữ liệu.
Kiểm tra là một biện pháp có hiệu quả để kịp thời sửa chữa các sai lầm có thể gặp phải trong điều tra thống kê.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian. Khi tiến hành điều tra thống kê phải đảm bảo ba yêu cầu: Chính xác, kịp thời và đầy đủ. Đây là những yêu cầu quan trọng đảm bảo tính khách quan, hữu dụng của các thơng tin thu thập được. Căn cứ vào tính chất liên tục hay khơng liên tục có thể chia các cuộc điều tra thống kê được thành hai loại: Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên. Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được chia thành điều tra tồn bộ và điều tra khơng tồn bộ. Khi tiến hành thu thập tài liệu ban đầu có thể thu thập bằng phương pháp đăng ký trực tiếp hoặc phương pháp phỏng vấn. Tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và điều kiện thực tế để lựa chọn phương pháp thu thập tài liệu phù hợp. Để tổ chức một cuộc điều tra cần thiết phải xây dựng một phương án điều tra thích hợp. Phương án điều tra thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Xác định mục đích điều tra.
- Xác định phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra.
- Xác định nội dung và phiếu điều tra.
- Lựa chọn thời điểm, thời kỳ và xác định thời hạn điều tra.
- Các danh mục và bảng phân loại.
- Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin.
Trong đó việc thiết kế phiếu điều tra (bảng hỏi) là quan trọng nhất, vì đây là cơng cụ truyền tải tồn bộ thông tin từ điều tra viên đến đối tượng nghiên cứu và thu nhận thơng tin ngược lại.
Do tính chất phức tạp của đối tượng điều tra, trong điều tra thống kê thường gặp phải sai số điều tra. Sai số trong điều tra thống kê có thể phân biệt là sai số do đăng ký và sai số do tính chất đại diện (sai số chọn mẫu). Sai số làm giảm chất lượng của tài liệu điều tra. Để hạn chế sai số phải sử dụng đồng bộ các biện pháp: Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra, tiến hành kiểm tra có hệ thống tồn bộ cuộc điều tra.
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 2
1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê?
2. Trình bày các loại điều tra thống kê?
3. Trình bày các phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê?
4. Trình bày các hình thức tổ chức điều tra thống kê?
5. Trình bày những vấn đề cơ bản trong xây dựng phương án điều tra? 6. Trình bày khái niệm, phân loại và các biện pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê?