Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 62 - 64)

TỔNG HỢP THỐNG KÊ

3.2.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

Chẳng hạn, khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu nếu căn cứ vào tiêu thức giới tính thì có thể chia tổng số nhân khẩu thành hai tổ: Nam, nữ hoặc nếu căn cứ theo tiêu thức tuổi thì có thể chia nhân khẩu ra các nhóm có độ tuổi khác nhau. Khi nghiên cứu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, có thể chia tổng số doanh nghiệp thành các nhóm theo các tiêu thức như: Thành phần kinh tế, ngành sản xuất, số lượng công nhân, giá trị sản xuất v.v...

Khi phân tổ thống kê, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau về tính chất, cịn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ.

Phân tổ thống kê có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu thống kê. Trong nhiều trường hợp khi tiến hành điều tra người ta đã dùng đến phân tổ. Chẳng hạn như điều tra doanh thu của những người kinh doanh không thể điều tra tất cả, trước hết phải chia số người kinh doanh theo ngành hàng, nhóm hàng kinh doanh để thu thập số liệu của một số người trong ngành, nhóm hàng.

Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Muốn hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra, muốn tổng

hợp theo những chỉ tiêu đã nêu ra, thì phải căn cứ vào từng chỉ tiêu đó mà sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, và sau đó mới tính đặc trưng chung của cả tổng thể.

Chẳng hạn, muốn tổng hợp chỉ tiêu trình độ văn hóa sau khi điều tra dân số thì phải sắp xếp số người có trình độ văn hóa khác nhau (phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học...) theo các nhóm khác nhau, nghĩa là phải phân tổ nhân khẩu theo tiêu thức trình độ văn hóa.

Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác. Phương pháp phân tổ được vận dụng phổ biến nhất trong mọi trường hợp nghiên cứu kinh tế - xã hội, vì phương pháp này đơn giản, dễ hiểu và có tác dụng phân tích sâu sắc.

Hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường phức tạp. Vì chúng tồn tại và phát triển dưới nhiều loại hình có quy mơ và đặc điểm khác nhau. Trong bản thân loại hình của hiện tượng kinh tế - xã hội cũng bao gồm nhiều nhóm đơn vị, nhiều bộ phận có tính chất khác nhau. Cho nên muốn phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, phải nêu lên được đặc trưng của từng loại hình của từng bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa các bộ phận, từ đó mới nhận thức được đặc trưng của toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Phân tổ thống kê giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu: Các loại hình của hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan. Sự vận động và phát triển của toàn bộ hiện tượng là kết quả đấu tranh giữa các loại hình đối lập tồn tại ngay trong bản thân hiện tượng. Cho nên phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu rõ hiện tượng nghiên cứu bao gồm những loại hình nào. Muốn vậy phân tổ phải dựa vào lý luận kinh tế, chính trị, xã hội để phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất và tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng. Tùy theo mục đích nghiên cứu và theo các tiêu thức khác nhau có thể phân chia hiện tượng kinh tế - xã hội thành các loại hình khác nhau. Loại phân tổ giải quyết nhiệm vụ cơ bản này gọi là phân tổ phân loại.

- Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu:

Một loại hình kinh tế - xã hội, hoặc tổng thể đồng chất do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng và biểu hiện tầm quan trọng khác nhau của chúng trong tổng thể. Tỷ trọng của các bộ phận còn biểu hiện kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muốn biểu hiện được kết cấu của tổng thể phân tổ thống kê phải xác định chính xác các bộ phận có tính chất khác nhau trong tổng thể, sau đó tính tốn các tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Loại phân tổ giải quyết nhiệm vụ này gọi là phân

tổ kết cấu.

- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức:

Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến động một cách không ngẫu nhiên và không tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thường có mối liên hệ với nhau. Sự thay đổi của tiêu thức này sẽ đưa đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất và mức độ liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê.

Khi tiến hành phân tổ, các tiêu thức có liên quan với nhau được chia thành hai loại: Tiêu thức nguyên nhân (là tiêu thức gây nên ảnh hưởng) và tiêu thức kết quả (là tiêu thức chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào tiêu thức nguyên nhân). Loại phân tổ giải quyết nhiệm vụ này gọi là

phân tổ liên hệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)