Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 36 - 38)

ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thơng qua q trình hỏi - đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.

Trong điều tra thống kê, phỏng vấn khơng phải là cuộc nói chuyện thơng thường, cũng không phải là một cuộc thẩm vấn của nhân viên điều tra. Phỏng vấn trong thống kê phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng, khách thể, nội dung nghiên cứu đã được xác định trước trong phương án điều tra. Do vậy, nhân viên điều tra phải có sự chuẩn bị trước về kỹ năng phỏng vấn, về năng lực chuyên môn.

Trong thực tế, phỏng vấn có thể thích ứng với nhiều hồn cảnh khác nhau mà không cần theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Mặt khác, thông tin thu được qua phỏng vấn thường có độ tin cậy cao, dễ tổng hợp. Do đó, phỏng vấn được sử dụng rộng rãi nhất trong điều tra thống kê nhằm thu thập nguồn tài liệu ban đầu.

Nếu căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời, có thể chia ra: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

+ Phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thơng qua q trình hỏi - đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin. Tức là nhân viên điều tra trực tiếp đến địa bàn điều tra, tìm gặp đối tượng phỏng vấn, trực tiếp hỏi và ghi câu trả lời vào phiếu điều tra.

Do việc tiếp xúc trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời nên phương pháp này tạo ra những điều kiện để hiểu đối tượng sâu sắc hơn. Giúp nhân viên điều tra hiểu thêm thông tin qua cử chỉ, thái độ của người trả lời, đồng thời có thể giải thích thêm nội dung của câu hỏi nếu người được hỏi chưa hiểu đầy đủ. Tuy nhiên cách tiến hành này thường cần nhiều thời gian, chi phí, số nhân viên điều tra, địi hỏi có sự chuẩn bị kỹ càng của nhân viên điều tra.

+ Phỏng vấn gián tiếp: Là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng cách: người được hỏi nhận được phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho cơ quan điều tra.

Đặc điểm của phương pháp này là người hỏi và người trả lời khơng trực tiếp gặp nhau. Q trình hỏi đáp diễn ra thông qua một trung gian là phiếu điều tra.

Cách thức tiến hành này có ưu điểm là dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và khơng cần nhiều điều tra viên. Nhược điểm cơ bản của nó là khó kiểm

tra, đánh giá được độ chuẩn xác của câu trả lời, tỷ lệ thu hồi phiếu trong nhiều trường hợp không cao, nội dung điều tra bị hạn chế. Phương pháp này chỉ có thể sử dụng trong điều kiện cộng đồng người được hỏi có trình độ dân trí cao.

Ngồi ra, trong điều tra thống kê, người ta còn sử dụng nhiều phương pháp khác để thu thập nguồn tài liệu ban đầu: Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập thơng tin qua nguồn sẵn có, phương pháp đăng ký qua chứng từ sổ sách…

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)