TỔNG HỢP THỐNG KÊ
3.2.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê
3.2.2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Lựa chọn tiêu thức phân tổ là vấn đề quan trọng phải được giải quyết chính xác. Các đơn vị tổng thể có nhiều tiêu thức khác nhau, tiêu thức nào cũng có thể dùng để phân tổ được. Song mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhau, nêu lên đặc điểm khác nhau của hiện tượng. Có tiêu thức khi phân tổ phản ánh được bản chất của hiện tượng, có tiêu
thức chỉ nêu lên được một khía cạnh nào đó. Thậm chí có tiêu thức phân tổ không những không phản ánh được bản chất của hiện tượng mà còn làm cho người ta nhận thức sai lệch về hiện tượng.
Việc phân tổ chính xác và khoa học trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Lựa chọn tiêu thức phân tổ chính xác, phản ánh đúng bản chất của hiện tượng nghiên cứu phải căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:
- Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Tiêu thức bản chất là tiêu thức nêu lên được bản chất của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Bản chất của hiện tượng có thể được phản ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau, cho nên phải tùy mục đích nghiên cứu mà dùng lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất. Ví dụ: Khi phân tổ các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất cơng nghiệp nào đó, để nghiên cứu quy mơ doanh nghiệp thì các tiêu thức bản chất là: Số lượng lao động, số vốn, giá trị sản xuất… Nhưng nếu nghiên cứu đơn vị tiên tiến hay lạc hậu thì các tiêu thức bản chất là: Giá thành sản phẩm, năng suất lao động, lợi nhuận…
- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp.
Cùng loại hiện tượng nghiên cứu, nhưng phát sinh trong những điều kiện thời gian và địa điểm khác nhau, thì biểu hiện bản chất có thể khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức chung cho mọi trường hợp, thì tiêu thức đó trong điều kiện này có thể giúp ta nghiên cứu chính xác, nhưng trong điều kiện khác thì khơng có tác dụng. Ví dụ khi nghiên cứu tình hình đời sống nông dân nước ta, trước kia có thể phân tổ các hộ gia đình theo thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu… Nhưng hiện nay các tiêu thức phân tổ đó khơng phù hợp, nên phải chọn các tiêu thức phân tổ như: Số lao động, diện tích gieo trồng… là những tiêu thức phản ánh khả năng thu nhập và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nông dân.
- Tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức.
Phân tổ theo một tiêu thức gọi là phân tổ giản đơn, còn phân tổ theo nhiều tiêu thức gọi là phân tổ kết hợp. Nhìn chung, hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu thường rất phức tạp, cho nên việc phân tổ theo một tiêu thức, dù là tiêu thức bản chất cũng chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện tượng. Nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức sẽ phản ánh được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng, các mặt này có thể bổ sung cho nhau và giúp cho việc nghiên cứu thêm sâu sắc. Trong nhiều trường hợp phân tổ kết hợp giúp ta nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức. Ví dụ: Có thể phân tổ nhân khẩu kết hợp theo hai tiêu thức là tuổi và giới tính, phân tổ các doanh nghiệp kết hợp các tiêu thức theo nhóm, theo ngành và theo thành phần kinh tế... Tuy nhiên cũng không nên phân tổ kết hợp quá nhiều tiêu thức vì như vậy số tổ, tiểu tổ sẽ nhiều, tổng thể bị chia quá nhỏ, việc phân tổ phức tạp gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Thường chỉ phân tổ kết hợp hai hay ba tiêu thức và nếu thấy cần thiết có thể lập các bảng phân tổ kết hợp khác nhau.
3.2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ:
Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xét xem cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ cần thiết đó. Số tổ cần thiết thường được xác định tùy theo tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng. Đối với mỗi loại tiêu thức thì việc xác định số tổ được giải quyết khác nhau.
* Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính.
Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các tổ được hình thành khơng phải do sự khác nhau về số lượng biến của tiêu thức mà thường là do các loại hình khác nhau. Một số trường hợp phân tổ rất dễ dàng, vì số loại hình tương đối ít, như phân tổ nhân khẩu theo giới tính, phân tổ các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế... ta có thể coi mỗi loại hình là một tổ.
Một số trường hợp phân tổ khác phức tạp như: Phân tổ nhân khẩu theo nghề nghiệp, phân tổ các mặt hàng theo giá trị sử dụng cụ thể, phân
tổ các ngành kinh tế quốc dân... Ở đây số loại hình thực tế rất nhiều có khi tới hàng trăm, hàng nghìn, nếu cứ coi mỗi loại hình là một tổ, tổng thể nghiên cứu bị chia nhỏ không giúp ta nghiên cứu được đặc trưng của tổng thể từ sự khác nhau của các tổ. Người ta phải ghép một số loại hình nhỏ vào một tổ theo nguyên tắc: Các loại hình nhỏ được ghép với nhau phải giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất nào đó hoặc về cơng dụng kinh tế - xã hội. Trên thực tế, người ta thường tiến hành sắp xếp và trình bày trong những văn bản gọi là bảng phân loại hay bảng danh mục do Nhà nước quy định thống nhất và cố định trong thời gian tương đối dài, nhằm đảm bảo tính chất so sánh được của tài liệu thống kê.
* Phân tổ theo tiêu thức số lượng.
Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng, phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau về tính chất. Tùy theo lượng biến của tiêu thức thay đổi nhiều hay ít mà phân tổ được giải quyết khác nhau. Mặt khác, cũng cần chú ý đến số lượng đơn vị tổng thể nhiều hay ít mà xác định số tổ thích hợp.
- Trường hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít - nghĩa là sự biến thiên về mặt lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhau nhiều, biến động rời rạc và số các lượng biến ít như: Số người trong gia đình, số máy do cơng nhân phụ trách... thì số tổ có một giới hạn nhất định và thường cứ một lượng biến là cơ sở để hình thành một tổ. Ví dụ: Phân tổ các hộ gia đình của một địa phương theo số lượng nhân khẩu ta có kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.1: Phân tổ số hộ gia đình theo số nhân khẩu
Số nhân khẩu Số hộ 1 18 2 80 3 150 4 240 5 90 6 10
Việc phân tổ trên đây rất đơn giản, vì lượng biến của tiêu thức số nhân khẩu trong một hộ gia đình chỉ biến thiên trong phạm vi từ 1 người đến 6 người. Khi đó, mỗi một lượng biến hình thành một tổ. Phân tổ như trên gọi là phân tổ khơng có khoảng cách tổ.