Tính giai cẩp

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 35 - 39)

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Nội dung ý chí đó được qui định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. về vấn đề này, c. Mác và Anghen đã nói: “Pháp luật tư sản chẳng

qua chỉ là ỷ chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất cùa giai cấp tư sản quyết định”. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp

thống trị đã thơng qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các vãn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người9.

9 Tham khảo giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, 2004; giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học quốc gia, NXB Tư pháp, 2004; giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học quốc gia, NXB Đại học quốc gia, 1997.

Tính giai cấp của pháp luật cịn thể hiện ở mục đích ban hành pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích điều chỉnh của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội theo trật tự có lợi cho giai cấp thống trị. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm định hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là cơng cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vơ hạn của chủ nơ, tình trạng vơ quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến, cũng như qui định các chế tài trừng phạt dã man, hà khắc để đàn áp nhân dân lao động. Pháp luật tư sản mặc dù có những bước tiến bộ, phát triển vượt bậc so với các kiểu pháp luật trước đó cả về nội dung và hình thức, song pháp luật tư sản vẫn là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản dưới hình thức tinh vi, thận trọng hơn. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử, thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người được sống bình đẳng, cơng bằng và tự do.

- Tính xã hội của pháp luật10

10 Tham khảo giáo ứlnh Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, 2004; giáo ưlnh Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học quốc gia, NXB Tư pháp, 2004; giáo ưlnh Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học quốc gia, NXB Đại học quốc gia, 1997.

Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật ra đời còn xuất phát từ nhu cầu quản lý đời sống xã hội, để đảm bảo cho xã hội vận động trong vịng trật tự. Vì thế, bản chất của pháp luật cịn được thể hiện tính xã hội, tức là dù mức độ ít hay nhiều, pháp luật cịn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tàng khác trong xã hội. Chẳng hạn như: pháp luật phong kiến có một số qui định liên quan đến quyền lợi của người nông dân, các đối tượng yếu thế khác trong xã hội. Pháp luật tư sản cũng thể hiện một phần nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động cũng phải tính đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác cho phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử.

Pháp luật khơng chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, mà để điều chỉnh có hiệu quả đời sống xã hội, pháp luật còn ghi nhận kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với nhau rất đa dạng được thể hiện trong những hành vi xử sự khác nhau. Tuy nhiên, xã hội định hình ra những cách xử sự “hợp lý”, “khách quan” được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội. Cách xử sự “khách quan”, “hợp lý” này được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, biến chúng trở thành qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho tồn xã hội. Dưới góc độ này, pháp luật là sự phản ánh những chân lý khách quan của xã hội.

Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau làm cho pháp luật thực sự đóng vai trị là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng và hiệu quả nhất, là yếu tố giúp cho xã hội trật tự và ổn định.

Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa: Pháp luật là hệ thống các

quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thong trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

c/Đặc điểm của pháp luật

Để tồn tại và phát triển con người tất yếu phải tham gia vào các quan hệ xã hội. Trong các quan hệ xã hội đó, hành vi con người chịu sự điều chỉnh mạnh mẽ của pháp luật, nhưng bên cạnh đó cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều qui phạm xã hội khác như đạo đức, tập qn, tơn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị, xã hội... Pháp luật có thể phân biệt với các quy phạm xã hội và các mệnh lệnh cá biệt khác cùng điều chỉnh hành vi của con người bởi những dấu hiệu đặc trưng riêng biệt:

- Tính quy phạm phổ biến

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, chứa đựng những khuôn mẫu, chuẩn mực trong xử sự, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đó chính là tính quy phạm của pháp luật. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định cho các chủ thể pháp luật có thể xử sự một cách tự do trong khn khổ cho phép. Giới hạn đó được xác định bằng nhiều cách khác nhau như cho phép, cấm đốn, bắt buộc... Tính quy phạm của pháp luật giúp chúng ta phân biệt pháp luật với các mệnh lệnh cá biệt. Tuy nhiên, khơng chỉ mình pháp luật mới có tính quy phạm, tức chứa đựng những khn mẫu xử sự chung, mà các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tôn giáo, tập quán, quy phạm của các tổ chức cũng có tính quy phạm.

Pháp luật khác biệt với các quy phạm xã hội khác ở tính quy phạm phổ biến. So với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có tính bao qt hơn, rộng khắp hơn. Pháp luật có khả năng tác động trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia đối với bất kỳ ai, khơng phân biệt giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, vùng miền... về phương diện này, pháp luật thể hiện ưu thế vượt trội so với các quy phạm xã hội khác. Bởi vì, tập quán về nguyên tắc chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc trong từng

vùng, địa phương nhất định. Các quan niệm đạo đức của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nghề nghiệp khác nhau cũng khác nhau nên không thể đem quan điểm đạo đức của giai cấp này để điều chỉnh cho những người ở giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp khác. Các tín điều tơn giáo cũng không thể tác động đến những người của tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào. Các quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội cũng chỉ giới hạn hiệu lực đối với các thành viên trong tổ chức đó.

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật xuất phát từ quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là duy nhất và bao trùm trên toàn lãnh thổ quốc gia. Pháp luật là công cụ nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Vì thế, mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)