Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ, quan hệ pháp luật có thể được chia thành quan hệ pháp luật tương đối và quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 103 - 106)

pháp luật có thể được chia thành quan hệ pháp luật tương đối và quan hệ pháp luật tuyệt đối. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật mà các chủ thể được xác định cụ thể. Ví dụ quan hệ hợp đồng dân sự, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa tòa án và những người tham gia tố tụng... Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ pháp luật trong đó một bên chủ thể được xác định còn chủ thể khác là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Trong quan hệ pháp luật tuyệt đối, chủ thể xác định là bên có quyền, cịn các chủ thể cịn lại có nghĩa vụ không được vi phạm, chẳng hạn quan hệ pháp luật về sở hữu, quan hệ pháp luật về quyền tác giả v.v...

3. Cấu thành của quan hệ pháp luật

Cấu trúc của một quan hệ pháp luật được tạo thành bởi ba yếu tố, bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật.

a/ Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Nói cách khác, tổ chức, cá nhân nào thỏa mãn được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật thì có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó.

- Cá nhân

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân bao gồm người nước ngồi và cơng dân Việt Nam. Người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia các quan hệ pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài bị hạn chế tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, chẳng hạn các quan hệ về bầu cử, ứng cử. Công dân Việt Nam có quyền tham gia vào hầu hết các quan hệ pháp luật, trừ những quan hệ pháp luật không thừa nhận chủ thể là cá nhân công dân (ví dụ quan hệ chính trị giữa các chủ thể luật quốc tế).

Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật bằng hai phương thức, trực tiếp và gián tiếp.

Để tham gia trực tiếp vào các quan hệ pháp luật, cá nhân phải có năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật là khả năng cùa các cá nhân hay tổ chức có

những quyền hoặc nghĩa vụ pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật. Tổ chức hoặc cá nhân có năng lực pháp luật thì sẽ được (có quyền) hoặc phải (có nghĩa vụ) tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân được sinh ra và chỉ mất đi khi người đó đã chết.

Năng lực hành vỉ là khả năng của các cá nhân bằng hành vi của

mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Với năng lực hành vi, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, tự xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt được những độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định. Năng lực hành vi ở mỗi nhóm quan hệ pháp luật khác nhau xuất hiện đối với công dân ở những độ tuổi khác nhau. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam, cơng dân có năng lực hành vi kết hôn ở tuổi 20 (đối với nam), tuổi 18 (đối với nữ); năng lực hành vi bầu cử ở tuổi 18, năng lực hành vi ứng cử ở tuổi 21. Trong một số nhóm quan hệ pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân lại xuất hiện sớm hơn như năng lực hành vi của quan hệ pháp luật lao động (15 tuổi); năng lực hành vi của quan hệ pháp luật Hình sự (14 tuổi đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; 16 tuổi đối với mọi tội phạm).

Tuy nhiên, ngoài độ tuổi năng lực hành vi của cơng dân cịn phù thuộc vào giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hóa... Có trường hợp năng lực hành vi của cơng dân bị hạn chế theo quy định của pháp luật và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (người phạm tội, người nghiện các chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm...).

Người nước ngồi, người khơng có quốc tịch có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng đối với công dân

Việt Nam nhưng bị hạn chế trong những lĩnh vực nhất định. Ví dụ, họ khơng có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, không thể giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước v.v...

- Pháp nhãn

Pháp nhân là khái niệm phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, pháp nhân có thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các tổ chức khác đủ điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Là một loại chủ thể, nhưng pháp nhân không tham gia tất cả các loại quan hệ pháp luật. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và nội dung của mình, mỗi nhóm quan hệ pháp luật chỉ thừa nhận một cơ cấu chủ thể nhất định. Chẳng hạn, pháp nhân không thể là chủ thề của một số nhóm quan hệ pháp luật như quan hệ pháp luật Hình sự hay quan hệ hơn nhân.

Trong nhóm các chủ thể là pháp nhân thì nhà nước được coi là pháp nhân đặc biệt của quan hệ pháp luật. Nhà nước vừa là chủ thể của quyền lực chính trị, nắm chủ quyền quốc gia, vừa là đại diện sở hữu toàn dân đối với đất đai, tài nguyên v.v... Nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật quan trọng với tư cách chủ thể như quan hệ sở hữu nhà nước, quan hệ quốc tế, quan hệ hình sự... nhằm bảo vệ và phát triển những lợi ích cơ bản của xã hội phù hợp với mục đích của mình. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý xã hội, thực hiện quyền lực nhà nước được coi là các pháp nhân công quyền, thay mặt nhà nước tham gia các quan hệ pháp luật nhất định. Các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ là chủ thể của quan hệ pháp luật khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình; các tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể của các quan hệ pháp luật nhà nước trong trường hợp được nhà nước uỷ quyền.

- Tổ chức

Các tổ chức khơng có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành

chủ thể của một số quan hệ pháp luật. Ví dụ, tổ chức cơng đồn tham gia một số quan hệ pháp luật lao động, tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự v.v...

b/Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ

chủ thể.

- Quyền chủ thể

Quyền chủ thể là quyền thực hiện các hành vi của chủ thể theo

quy định của pháp luật. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép hoặc

không cấm.

Quyền chủ thể có thể tồn tại dưới các dạng sau đây:

- Khả năng thực hiện hành vi nhất định do quy phạm pháp luật

tương ứng quy định. Ví dụ cơng dân có quyền bầu cử theo quy định của Hiến pháp.

- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình hoặc yêu cầu các

chủ thể khác tôn trọng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can

thiệp bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)