QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THựC HIỆN PHÁP LUẬT 1 Quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 77 - 82)

1. Quy phạm pháp luật

a/Kháỉ niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, cũng như quy phạm đạo đức, qùy phạm của các tổ chức chính trị xã hội, quy phạm của các tơn giáo... Chúng đều có thuộc tính chung giống nhau là dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật do giai cấp thống trị, lực lượng cầm quyền trong xã hội đặt ra, nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ cho lợi ích của lực lượng cầm quyền. Đối với quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Quy phạm pháp luật là một dạng của quy phạm xã hội, vì vậy nó ln ln mang đặc điểm tính chất của quy phạm xã hội. Quy phạm

pháp luật là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá hành vi đúng, sai; phù hợp, hay không phù họp của con người. Quy phạm pháp luật ngoài các đặc điểm chung của quy phạm xã hội, thì quy phạm pháp luật cịn có những đặc điểm riêng:

■ Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện). Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, vì vậy bản chất của quy phạm pháp luật trùng với bản chất của pháp luật. Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, ý chí của Nhà nước. Chúng chứa bên trong các quan điểm chính trị - pháp lý của Nhà nước trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội: Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong mỗi quy phạm pháp luật bằng cách ghi rõ các tổ chức, cá nhân nào đặt trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật, phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ, kể cả các biện pháp cưỡng chế mà họ phải gánh chịu. Cịn chủ thể nào mà khơng thực hiện đúng hoặc vi phạm các nội dung của quy phạm pháp luật đều bị Nhà nước truy cứu trách nhiệm pháp lý để buộc các chủ thể phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

■ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một chủ

thể cụ thể mà cho nhiều chủ thể (tổ chức, cá nhân) tham gia quan hệ xã hội. Khi mọi chủ thể ở trong những điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định thì phải xử sự giống nhau. Hay nói cách khác: quy phạm pháp luật được đặt ra đối với mọi chủ thể trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, chứ không cho riêng một chủ thể nào. Tuy vậy tính chất chung của các quy phạm pháp luật có sự khác nhau. Chẳng hạn quy phạm pháp luật trong Hiến pháp thì liên quan tới nhiều tổ chức, cá nhân, còn quy phạm pháp luật lao động chỉ liên quan tới người sử dụng lao động và người lao động, cơ quan quản lý lao động.

Quy phạm pháp luật được sử dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Bởi quy phạm

pháp luật được đặt ra không phải chỉ điều chỉnh một quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội giống nhau đặt trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định. Hiệu lực của quy phạm pháp luật chỉ thay đổi, chấm dứt khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, hủy bỏ, hoặc thời gian áp dụng đã hết.

- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền, nên quy phạm pháp luật mang tính giai cấp sâu

sắc. Ngồi ra quy phạm pháp luật cịn mang tính xã hội, vì quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ đời sống cộng đồng và xã hội nói chung. Quy phạm pháp luật mang tính xã hội, mới có tính khả thi trong đời sống xã hội, cịn nếu khơng mang tính xã hội thì sẽ khơng thể thực thi trong đời sống xã hội.

■ Quy phạm pháp luật ghi nhận những việc được làm, không được làm và được xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Nghiên cứu

quy phạm pháp luật cho thấy, quy phạm pháp luật quy định những việc được làm và những việc không được làm, cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật. Quy định các chế tài mà các chủ thể buộc phải thực hiện nếu vi phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về mặt hình thức và là những quy phạm thành văn, được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật, được trình bày theo một nguyên tắc nhất định. Nội dung quy phạm pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, chính xác, cụ thể và chỉ hiểu theo một nghĩa.

" Quy phạm pháp luật có tính hệ thống, bởi các quy phạm có sự

liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống quy phạm pháp luật, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Chẳng hạn các quy phạm pháp luật quy định về quyền của người sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003, về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế thế chấp quyền sử dụng đất gắn bó rất chặt chẽ với các quy định về họp đồng chuyển quyền sử dụng đất ứong Bộ luật Dân sự.

Quy phạm pháp luật quy định những hành vi được làm, chẳng hạn Luật Đất đai quy định người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế thế chấp quyền sử dụng đất. Quy phạm pháp luật quy định những hành vi bị cấm đốn, ví dụ Luật Bảo vệ môi trường quy định cấm thải chất thải, các chất độc hại vào nguồn nước. Quy phạm pháp luật quy định các chế tài đối với các hành vi vi phạm những điều mà pháp luật cấm đốn. Quy phạm pháp luật cịn dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội; như quan hệ về hợp đồng, quan hệ về cầm cố thế chấp trong Luật Dân sự; quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Nghị viện, (Quốc hội), ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ... ban hành. Việc ban hành các quy phạm pháp luật được tiến hành theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Với cách hiểu như vậy, có thể rút ra khái niệm quy phạm pháp luật như sau:

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tỉnh bắt buộc chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định.

b/Cẩu thành của quy phạm pháp luật

Cấu thành của quy phạm pháp luật chính là những thành phần tạo nên quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các nhà khoa học pháp lý cho rằng quy phạm pháp luật được cấu thành bởi ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài.

* Giả định

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên các điều kiện, hoàn cảnh (mơ tả tình huống) xảy ra trong đời sống thực tế mà chủ thể (tổ chức, cá nhân) cần phải xử sự khi gặp những điều kiện, hồn cảnh đó.

Phần giả định thường trả lời cho câu hỏi, chủ thể nào? Khi nào? Điều kiện hồn cảnh nào? Ví dụ: Điều 62 của Hiến pháp 1992

(sửa đổi, bổ sung năm 2001) có quy định: "Cơng dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật". Trong quy phạm này thì bộ phận giả định là "cơng dân". Hoặc khoản 1 Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định: "Người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tồ theo giấy triệu tập của Toà án; Neu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chỉnh đáng thì phải hỗn phiên tồ", phần giả định của quy phạm này là "Người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan và Nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng". Các chủ thể, các điều kiện, hoàn cảnh được nêu trong phần giả định là rất phong phú. về hồn cảnh có thể là những sự kiện liên quan đến hành vi của con người, như tham gia giao thông, cố ý gây thương tích cho người khác, liên quan đến thời gian áp dụng; về điều kiện: có thể là điều kiện về độ tuổi, về giới tính.

Giả định là bộ phận không thể thiếu được trong quy phạm pháp luật. Nếu thiếu bộ phận giả định thì quy phạm pháp luật trở thành vô nghĩa. Bởi người áp dụng và tổ chức thực hiện pháp luật không biết được là ai? trong điều kiện hồn cảnh nào? thì phải xử sự theo các quy định của Nhà nước. Vì vậy trong phần giả định, nhà làm luật phải viết rõ ràng, chính xác; phải dự kiến tới mức cao nhất những điều kiện, hồn cảnh có thể xảy ra mà trong đó hoạt động của các chủ thể phải điều chỉnh bằng pháp luật, làm được như vậy sẽ giảm bớt được lỗ hổng trong pháp luật. Neu không dự kiến được đầy đủ các chủ thể, các điều kiện, hoàn cảnh, thì dẫn tới sẽ có những "lỗ hổng" của pháp luật, dẫn tới việc thực hiện pháp luật gặp nhiều khó khăn, như thiếu các quy định nên phải áp dụng pháp luật tương tự một hình thức áp dụng pháp luật dễ dẫn tới tùy tiện hoặc sai sót. Hoặc trường họp giả định của quy phạm pháp luật nêu mập mờ khơng rõ ràng, chính xác, khó hiểu, cũng sẽ làm cho người thực hiện pháp luật không thể hiểu nổi hoặc hiểu sai quy phạm pháp luật. Những điều kiện, hồn cảnh, tình huống và chủ thể được nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật có thể được nêu theo cách liệt kê (kể tên tất cả các tình huống có thể xảy ra). Phần giả định cũng có thể được nêu theo cách loại trừ, tức là loại trừ những chủ thể, những trường hợp không chịu sự tác động

của quy phạm. Chẳng hạn Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: "Tịa án xét xử cơng khai trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ bí mật Nhà nước, giữ thuần phong mỹ tục".

Phần giả định của quy phạm pháp luật không phải là bất di, bất dịch, mà có thể thay đổi do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, của đất nước hoặc sự thay đổi về quan điểm chính trị pháp lý của giai cấp cầm quyền và nhận thức của những người có liên quan trong quá trình xây dựng ban hành pháp luật.

Trong khoa học pháp lý có nhiều cách phân loại giả định:

- Căn cứ vào số lượng chủ thể và điều kiện hoàn cảnh mà người ta phân thành: giả định đơn giản và giả định phức tạp:

+ Giả định đơn giản: Là giả định chỉ có một chủ thể, một điều kiện hồn cảnh. Ví dụ: Luật Đất đai 2003 quy định: "Người sử dụng đất hợp pháp được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế thế chấp quyền sử dụng đất". Phần giả định trong quy phạm này gồm chủ thể là "người sử dụng đất" còn điều kiện "họp pháp".

+ Giả định phức tạp: Là giả định có thể có một chủ thể hoặc nhiều chủ thể, nhưng có nhiều điều kiện hồn cảnh cụ thể. Ví dụ: Tội khơng cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ở Điều 102 của Bộ luật Hình sự 1999 có ghi: "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện mà khơng cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong quy phạm này phần giả định có rất nhiều điều kiện hồn cảnh cụ thể như: "Người nào thấy người khác nguy hiểm đến tính mạng"; "tuy có điều kiện mà khơng cứu giúp"; "dẫn đến chết người".

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)