Căn cứ vào tính chất của điều kiện hoàn cảnh, mà có giả định trừu tượng và giả định cụ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 82 - 84)

trừu tượng và giả định cụ thể.

+ Giả định trừu tượng: Là nêu lên các điều kiện, hoàn cảnh một cách rất chung chung.

+ Giả định cụ thể: Là nêu lên các điều kiện, hoàn cảnh rất cụ thể chi tiết.

* Quy định

Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên mệnh lệnh của nhà nước buộc các chủ thể phải xử sự khi gặp những điều kiện, những hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Điều 15 của Luật Đất đai 2003 quy định: "Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai" thì cụm từ "cấm hành vi lấn chiếm đất đai" là phần quy định của quy phạm pháp luật. Quy định là bộ phận quan trọng, là yếu tố trọng tâm của quy phạm pháp luật. Bởi nó là bộ phận thể hiện ý chí và lợi ích của Nhà nước; của xã hội và của con người trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, quy định là mệnh lệnh của Nhà nước bắt buộc các chủ thể phải tuân theo. Thông qua phần quy định các chủ thể pháp luật mới biết mình được làm gì? khơng được làm gì? và làm như thế nào? có các quyền và nghĩa vụ gì? khi ở vào điều kiện, hồn cảnh đã nêu ở phần giả định.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở các dạng mệnh lệnh, như: cấm; khơng được; phải; có... Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường đưa ra các cách xử sự để các chủ thể thực hiện phù hợp với ý chí của Nhà nước. Có thể nói thơng qua phần quy định của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật biết, nếu như họ ở vào các điều kiện hồn cảnh, tình huống đã nêu ở trong phần giả định thì họ phải làm gì, được hoặc khơng được làm gì, hoặc là làm như thế nào? Vì vậy địi hỏi mức độ chính xác, chặt chẽ rõ ràng của phần quy định trong quy phạm pháp luật là rất cần thiết, nó đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật.

Những mệnh lệnh, những chỉ dẫn mà Nhà nước nêu ở trong phần quy định của quy phạm pháp luật buộc các chủ thể phải thực hiện có thể là:

- Những cách thức xử sự, những hành vi xử sự mà chủ thể pháp luật được phép hoặc không được phép làm.

- Các quyền và lợi ích mà các chủ thể pháp luật được hưởng. - Các nghĩa vụ trách nhiệm mà các chủ thể pháp luật phải thực hiện.

Chẳng hạn tại khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, phần quy định của quy phạm quy định cho các chủ thể (được làm gì?) "Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm". Hoặc tại Điều 58 Luật Tổ chức của Quốc hội phần quy định của quy phạm đã quy định cho chủ thể (khơng được làm gì?). Cụ thể: "Khơng có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội khơng họp, khơng có sự đồng ý của ủy ban Thường vụ Quốc hội thì khơng được bắt giam truy tọ đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội".

về phân loại quy định: Căn cứ vào mức độ xác định về xử sự được nêu ở ữong phần quy định của quy phạm mà có phân phần quy định thành các loại:

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)