Dựa vào cách thức thể hiện phần quy địn hở quy phạm mà có thể chia quy phạm pháp luật thành: quy phạm pháp luật cho phép; quy

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 88 - 91)

thể chia quy phạm pháp luật thành: quy phạm pháp luật cho phép; quy phạm pháp luật cấm đoán và quy phạm pháp luật bắt buộc.

+ Quy phạm pháp luật cho phép là quy phạm có phần quy định cho phép các chủ thể tự xử sự theo một cách thức nhất định.

+ Quy phạm pháp luật cấm đoán là quy phạm mà có phần quy định cấm khơng được thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ: Trong Luật Bảo vệ mơi trường quy định cấm thải khói bụi và chất khí độc hại vào khơng khí.

+ Quy phạm pháp luật bắt buộc là quy phạm có phần quy định buộc các chủ thể phải thực hiện những hành vi có lợi nhất định.

- Căn cứ vào nội dung và hình thức của quy phạm pháp luật, có thể phân thành:

+ Quy phạm nội dung: là loại quy phạm điều chỉnh về mặt nội dung của quan hệ xã hội, nó quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan hệ xã hội.

+ Quy phạm hình thức: là quy phạm quy định các trình tự thủ tục pháp lý mà các chủ thể khi tham gia quan hệ phải thực hiện.

2. Thực hiện pháp luật

a/Kháì niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

- Khải niệm thực hiện pháp luật

Pháp luật có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội và quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những vai trị đó có trở thành hiện thực hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức thực hiện pháp luật. Pháp luật tự mình khơng thể đi vào cuộc sống mà phải tổ chức thực hiện pháp luật, vì vậy tổ chức thực hiện pháp luật là một yêu cầu khách quan trong quản lý nhà nước. Do đó xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật phải tiến hành một cách đồng bộ thì quản lý nhà nước mới có hiệu quả. Vậy thực hiện pháp luật được quan niệm như thế nào? ở nước ta hiện nay các cơ sở đào tạo đều có những quan niệm riêng về thực hiện pháp luật: Theo giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008: "Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm

hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống trở thành những hành vỉ thực tế hợp pháp của các chù thể pháp luật". Còn quan niệm của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà

Nội thì cho răng: "Thực hiện pháp luật là hiện tượng, q trình có

mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật"ỉ3. Như vậy thực hiện pháp luật là

13 - Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr 468. - Giáo frlnh Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, - Giáo frlnh Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội,

thực hiện đúng những yêu cầu của pháp luật. Chẳng hạn một công dân đi xe máy tuân thủ pháp luật giao thông, đến ngã tư, gặp đèn đỏ thì dừng lại; hoặc một doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; hoặc một cá nhân đã sử dụng pháp luật để tố cáo kẻ có hành vi bn bán, tàng trữ chất ma túy... Tất cả những hoạt động này đều đưa các quy phạm pháp luật vào trong thực tiễn của đời sống xã hội. Còn nếu pháp luật được Nhà nước ban hành, nhưng khơng được tổ chức, thực hiện thì pháp luật khơng thể đi vào cuộc sống và pháp luật đó chỉ nằm trên những trang "cơng báo". Có thể nói tất cả những hành vi xử sự của con người phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật đều được cọi là sự thực hiện pháp luật trên thực tế.

Thực hiện pháp luật được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau, có thể đó là sự kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm, có thể đó là việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật v.v...

Việc thực hiện pháp luật có thể là do ý chí của mỗi cá nhân, cá nhân nhận thức được các quy định của quy phạm pháp luật và tự giác thực hiện hoặc cũng có thể là do ý chí của Nhà nước buộc chủ thể phải thực hiện. Chẳng hạn một chủ thể vi phạm pháp luật bị Nhà nước buộc phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện pháp luật có thể được tiến hành bởi những quy trình rất đơn giản. Chẳng hạn chủ thể nắm bắt, nhận thức các quy phạm pháp luật, xác định yêu cầu, đòi hỏi của quy phạm pháp luật rồi lựa chọn phương án thực hiện. Tuy vậy cũng có nhiều quy phạm việc thực hiện rất phức tạp, phải thông qua nhiều quy trình với nhiều tổ chức và cá nhân tham gia theo những trình tự thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định. Khơng ít các quy phạm để thực hiện được phải có nhiều văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết. Có thể nói thực hiện pháp luật dù theo thủ tục đơn giản hay phức tạp thì cuối cùng cũng đều đưa các quy phạm pháp luật vào trong thực tế cuộc sống.

Thực hiện pháp luật được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi hợp pháp của chủ thể pháp luật, pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm để điều chỉnh các hành vi của các chủ thể pháp luật (cá nhân, tổ chức), nên thực hiện pháp luật được thể hiện bằng những hành vi pháp luật của các chủ thể pháp luật. Hành vi đó có thể là hành động hoặc khơng hành động phù hợp với các quy định của pháp luật. Vì vậy, tất cả những hoạt động của các chủ thể pháp luật phù hợp với các quy định của pháp luật đều được coi là hoạt động thực hiện pháp luật và hành vi đó khơng trái pháp luật, khơng vượt quá giới hạn của quy định pháp luật nên hành vi đó được xem là hành vi hợp pháp.

Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm: thực hiện pháp luật

là một quả trình hoạt động có mục đích, có chủ định của con người nhằm làm cho các quy định của pháp luật đì vào cuộc sống, trở thành những hoạt động thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)