Pháp luật XHCN có vai trò giáo dục mạnh mẽ

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 52 - 53)

Pháp luật là phương tiện quan trọng để giáo dục với mọi công dân. Những quy phạm pháp luật được đặt ra luôn xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của mỗi chủ thể khi ở trong tình huống đã được dự kiến. Pháp luật tạo ra cho mỗi chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được quy định để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng để tơn trọng quyền và lợi ích của các chủ thể khác, của tập thể và nhà nước.

Sự tồn tại của hệ thống quy phạm pháp luật tự bản thân nó đã có ý nghĩa giáo dục, nó tác động tới nhận thức và tư tưởng của mỗi thành viên trong xã hội, giáo dục ý thức một người vì mọi người, mọi người vì một người, tơn trọng các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa giáo dục còn thể hiện ở việc pháp luật còn quy định những hình thức và mức độ khen thưởng, khuyến khích vật chất và tinh thần đối với những thành viên có nhiều cống hiến cho nhà nước và xã hội, đồng thời xử lý và trừng trị nghiêm khắc đối với những người vi phạm pháp luật làm xâm hại tới lợi ích của cá nhân, tập thể hoặc nhà nước.

- Pháp luật XHCN góp phần tạo dựng những quan hệ mới

Bên cạnh chức năng phản ánh, mơ hình hóa các nhu cầu khách quan của xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa cịn có khả năng “sáng tạo vượt trước”, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội mới. Bởi lẽ, đời sống xã hội vận động, biến đổi không ngừng, song về căn bản những thay đổi đó diễn ra theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Trên cơ sở đó, các nhà làm luật có thể dự kiến được những biến đổi có thể xảy ra cần tới sự điều chỉnh của pháp luật, từ đó xây dựng các quy phạm pháp luật tạo cơ sở cho các quan hệ xã hội mới đó được xác lập.

Tuy nhiên, pháp luật bao giờ cũng có sự ổn định tương đối. Sự hình thành mới hoặc những thay đổi thường chỉ diễn ra ở từng bộ phận nhất định của hệ thống pháp luật, ít có những đột biến tồn phần trong một thời gian ngắn. Tính định hướng của pháp luật cũng theo quy luật đó. Các quy phạm định hướng chỉ là một bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

Sự kết hợp hài hịa giữa tính cụ thể, tính thời sự của pháp luật với tính tiên phong (định hướng) của nó có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra sự ổn định và phát triển, kế thừa và đổi mới, làm cho pháp luật ln năng động, thích ứng và tiến bộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)