Nghĩa vụ của chủ thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 106 - 108)

Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác theo quyết định của pháp luật. Như vậy, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không phải là

khả năng xử sự mà là sự cần thiết phải xử sự của các chủ thể.

Nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật tồn tại dưới các dạng sau: - Phải thực hiện một số hoạt động nhất định do quy phạm pháp

- Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định do pháp luật quy định (kiềm chế mình khơng thực hiện những hành vi bị cấm).

- Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với các quy định của pháp luật.

Tóm lại, quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai mặt của một thể thống nhất của quan hệ pháp luật. Khơng có quyền nằm ngồi mối liên hệ với nghĩa vụ, ngược lại, khơng có nghĩa vụ nằm ngồi mối liên hệ với quyền chủ thể. Nội dung, đặc điểm, phạm vi quyền và nghĩa vụ chủ thể cũng như các biện pháp thực hiện chúng đều do nhà nước quy định hoặc do các bên xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật.

c/ Khách thể của quan hệ pháp luật

Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó đều nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình. Có thể đó là những của cải vật chất (nhà cửa, tư liệu sản xuất, phương tiện sinh hoạt...), hoặc là những lợi ích phi vật chất (quyền tác giả, danh dự, uy tín...) và cũng có thể là những hoạt động chính trị, xã hội (như bầu cử, lập hội, biểu tình...). Các nhu cầu mà chủ thể quan hệ pháp luật hướng tới rất đa dạng, phong phú và là yếu tố cấu thành không thể thiếu của quan hệ pháp luật; chúng gắn chặt với quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Từ đó có thể xác định, khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, phi vật chất hoặc những lợi ích chính trị, xã hội mà các chủ thẹ mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Việc xác định khách thể của quan hệ pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho các bên trong quan hệ pháp luật thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Khách thể của quan hệ pháp luật là động lực thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật, nó phản ánh lợi ích của chủ thể. Vì vậy, đến lượt mình, sự quan tâm của chủ thể quan hệ pháp luật đối với khách thể trở thành động lực thúc đẩy sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật.

4. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật

Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể được thực hiện thông qua quan hệ pháp luật nên việc xác định căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đe một quan hệ pháp luật xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt cần có sự tác động của ba yếu tố, đó là quy phạm pháp luật, chủ thể và sự kiện pháp lý.

o/ Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành quan hệ pháp luật. Điều đó có nghĩa, một quan hệ xã hội muốn trở thành quan hệ' pháp luật thì phải có sự điều chỉnh của một quy phạm pháp luật tương ứng. Nếu quan hệ xã hội không được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì nó khơng thể trở thành quan hệ pháp luật. Nói cách khác, quy phạm pháp luật là điều kiện không thể thiếu, là tiền đề để phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

b/Chủ thể

Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội được hình thành thông qua sự tác động giữa con người với nhau, vì vậy, quan hệ pháp luật khơng thể nảy sinh nếu khơng có các chủ thể. Các quan hệ pháp luật không nảy sinh một cách hư vô mà chúng nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau. Hơn thế nữa, các chủ thể ở đây còn phải có năng lực pháp lý (năng lực chủ thể) để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh do tham gia một quan hệ pháp luật nhất định.

c/Sự kiện pháp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)