Các hình thức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 91 - 96)

Các quy phạm pháp luật rất đa dạng phong phú, nên cách thức thực hiện cũng rất khác nhau, căn cứ vào các tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, mà khoa học pháp lý chia thành các hình thức thực hiện pháp luật sau:

Thứ nhất, tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật

mà trong đó các chủ thể tự mình kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.

Ví dụ: Theo Luật Giao thơng đường bộ quy định: Tất cả phương tiện giao thông khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, một người lái xe ô tô đến ngã tư gặp đèn đỏ anh ta dừng xe lại.

Tuân thủ pháp luật có hai đặc điểm: Các chủ thể kiềm chế không hành động trái pháp luật, không làm những điều mà pháp luật cấm; chưa nảy sinh quan hệ pháp luật.

Thứ hai, thỉ hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp

luật mà trong đó các chủ thể tích cực thực hiện những nghĩa vụ của mình do pháp luật quy định.

Ví dụ: Luật Thuế sử dụng đất quy định: Người sử dụng đất phải có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, một người sử dụng đất tích cực thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất.

Thứ ba, sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật

mà trong đó các chủ thể tích cực, chủ động thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 có quy định cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo. Một cơng dân tích cực, chủ động thực hiện quyền tố cáo của mình đối với hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy của kẻ vi phạm pháp luật thì hành vi này là hoạt động sử dụng pháp luật.

Thứ tư, áp dụng pháp luật (hiểu một cách khái quát) là một hình

thức thực hiện pháp luật mà trong đó Nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền để ra một quyết định cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật.

Chẳng hạn UBND quận H căn cứ vào Luật Xây dựng ra quyết định áp dụng pháp luật phá dỡ cơng trình xây dựng nhà khơng phép của ơng Nguyễn Văn A.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, trong cuộc sống hiện nay rất hay sử dụng hình thức này. Vì vậy cần phải đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

b/Áp dụng pháp luật

- Khái niệm áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, nhưng đây là một hình thức thực hiện pháp luật rất đặc thù, bởi vì chỉ có áp dụng pháp luật mới làm cho pháp luật được thực hiện triệt để trong thực tế cuộc sống, do áp dụng pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước,

Nhà nước bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: Khi ƯBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất để làm đường giao thơng thì người sử dụng đất phải chấp hành triệt để quyết định này. Như vậy, các quy định pháp luật về đất đai đã được thực hiện triệt để trong cuộc sống. Cịn các hình thức thực hiện pháp luật khác như chấp hành, tuân thủ pháp luật... thì pháp luật thường khơng được thực hiện triệt để, vì các chủ thể tự giác thực hiện các quy định của pháp luật mà khơng có sự can thiệp của Nhà nước, nên họ có thể thực hiện, khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ. Có thể nói nếu thiếu hình thức áp dụng pháp luật thì nhiều quy phạm pháp luật không trở thành hiện thực trong thực tế của đời sống xã hội. Bởi vì nhiều trường hợp nếu thiếu sự tác động can thiệp của Nhà nước thì các chủ thể khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy phạm pháp luật.

Áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:

+ Ảp dụng pháp luật chỉ được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền: Pháp luật quy định cho mỗi loại cơ quan nhà nước được

quyền áp dụng một số loại vãn bản quy phạm pháp luật nhất định, trong những trường hợp nhất định. Chẳng hạn, chỉ có tịa án mới được áp dụng pháp luật hình sự để xét xử người phạm tội, cịn UBND thì khơng được áp dụng pháp luật hình sự để xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, mà chỉ được áp dụng pháp luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Đất đai...

Pháp luật cũng quy định trao quyền cho cơ quan, tổ chức và một số cá nhân có quyền áp dụng pháp luật.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 88 ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh: Phịng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Khoản 5 Điều 8 Luật Doanh nghiệp quy định: Doanh nghiệp được quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh, vậy chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân được nhà nước trao cho quyền này khi người đó ra quyết định tiếp nhận người lao động làm việc cho doanh nghiệp của mình và ký hợp đồng với người đó...

Có thể nói ngồi các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách và cá nhân được nhà nước trao quyền thì khơng có bất cứ một chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật.

+ Ảp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, thể hiện: cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật

theo ý chí đơn phương mà khơng phụ thuộc vào ý chí của bên bị áp dụng; việc thực hiện các quy định trong văn bản áp dụng pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Chẳng hạn một người lấn chiếm đất đai khi bị thu hồi thì họ làm đơn khiếu nại, hoặc tiếp cận cơ quan nhà nước để xin được sử dụng. Những cơ quan ra quyết định thu hồi vẫn thực hiện theo quyết định của mình.

+ Ảp dụng pháp luật là một hoạt động được tiến hành theo một thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Chẳng hạn muốn áp dụng

pháp luật Hình sự phải tiến hành theo một tố tụng hình sự rất chặt chẽ. Ví dụ: muốn điều tra một vụ án hình sự thì phải có quyết định khởi tố của cơ quan' cơng an và quyết định đó phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc quá trình xét xử một vụ án hình sự cũng phải theo những thủ tục tố tụng hình sự rất chặt chẽ hoặc xử phạt hành chính phải tiến hành theo các thủ tục xử phạt hành chính.

+ Áp dụng pháp luật là một hoạt động khoa học và sáng tạo.

Trong q trình áp dụng pháp luật khơng được rập khn, máy móc, đơn thuần pháp lý. Nếu áp dụng pháp luật cứng nhắc thì có thể dẫn đến sai lầm hoặc hiệu quả áp dụng pháp luật không cao, mà áp dụng pháp luật phải phù hợp với thực tế khách quan của vụ việc. Trong khuôn khổ của pháp luật cho phép thì áp dụng pháp luật phải khoa học sáng tạo, phải biết vận dụng những quy định pháp luật chung chung để giải quyết những vụ việc cụ thể rất đa dạng và phức tạp. Do đó, trong q trình áp dụng pháp luật phải lật đi lật lại vấn đề. Chính vì vậy mà phải nâng cao trình độ năng lực và nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ, công chức thực hiện chức năng áp dụng pháp luật như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cán bộ điều tra v.v...

Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính tổ chức thể hiện quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan Nhà nước cỏ thẩm quyền, các nhà chức trách, cậc tổ chức xã hội, các cá nhân được Nhà nước trao quyền. Căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật) làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.

- Các trường hợp áp dụng pháp luật

Nghiên cứu áp dụng pháp luật cho thấy, áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện trong các trường họp sau:

Thứ nhất, khi Nhà nước thấy cần phải sử dụng một biện pháp

cưỡng chế với một chế tài thích hợp đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện khi có hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: Khi có người lái xe ơ tơ vào đường ngược chiều, thì cảnh sát giao thơng có quyền áp dụng pháp luật để xử phạt người vi phạm đó.

Thứ hai, khi các chủ thể có quyền và nghĩa vụ không mặc nhiên

phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ: Hiến pháp năm 1992 quy định cơng dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng cơng dân muốn được kinh doanh thì phải đến cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và cơ quan này phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để cấp giấy phép kinh doanh cho cơng dân đó. Như vậy, muốn thực hiện quyền kinh doanh của công dân thì phải áp dụng pháp luật.

Thứ ba, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên

tham gia quan hệ pháp luật, mà tự họ không thể giải quyết được. Ví dụ: A vay tiền của B nhưng sau đó A khơng trả cho B nên B phải kiện ra tòa án. Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật Dân sự để ra một bản án buộc A phải trả tiền cho B.

Thứ tư, trong trường đặc biệt cần thiết, hoặc trong trường hợp

Nhà nước thấy càn phải tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên trong quan hệ pháp luật; hoặc xác nhận sự tồn tại hay khơng tồn tại một quan hệ pháp luật. Ví dụ: cơ quan công chứng áp dụng pháp luật để xác nhận vào hợp đồng mua bán nhà ở hoặc UBND huyện A ra

quyết định trưng dụng một chiếc thuyền máy của ông B để cứu người, cứu tài sản đang trôi trên sông do lũ lụt gây ra.

Như vậy có thể nói, áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Bởi những hoạt động này đều đưa pháp luật vào trong thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)