Giải thích hệ thống: Là giải thích các quy phạm pháp luật trong mối quan hệ với các quy phạm pháp luật khác gần gũi nó trong tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 97 - 100)

mối quan hệ với các quy phạm pháp luật khác gần gũi nó trong tính hệ thống.

Bốn phương pháp giải thích trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau và diễn ra khá nhanh trong tư duy người áp dụng.

Giai đoạn 4: Giai đoạn ra văn bản áp dụng pháp luật. Là giai

đoạn các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào các quy định pháp lý chung, để

quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể, hoặc các biện pháp pháp lý, các trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Chú ý: Văn bản áp dụng pháp luật phải ban hành đúng thẩm quyền có tên gọi, nội dung văn bản phải rõ ràng, từ ngữ phải chính xác, chủ thể phải cụ thể.

Giai đoạn 5: Giai đoạn tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật. Giai đoạn này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ

chức thực hiện đúng các quy định trong văn bản áp dụng pháp luật. Đồng thời phải kiểm tra việc tổ chức, thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đó.

c/ Văn bản áp dụng pháp luật

Kết quả hoạt động của áp dụng pháp luật là cho ra một văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ áp dụng một lần cho một chủ thể cụ thể trong một trường hợp cụ thể. Ví dụ quyết định thu hồi đất của UBND huyện Từ Liêm đối với ơng A vì ơng đã lấn chiếm đất của Nhà nước.

Văn bản áp dụng pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể, các biện pháp pháp lý, các trách nhiệm pháp lý mà các chủ thể pháp luật phải thực hiện dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

Vãn bản áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc chủ thể bị áp dụng phải thực hiện và nó thường được thể hiện dưới một hình thức xác định, như quyết định, bản án, lệnh điều động...

Văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan ở các ngành, các cấp ban hành. Chẳng hạn văn bản quyết định của một ông giám đốc công ty về việc sa thải đối với một công nhân, khác hơn rất nhiều so với một bản án hình sự, của một tịa án bởi bản án hình sự có rất nhiều nội dung và tình tiết phức tạp, trong đó có phần đầu của bản án là phần

mơ tả các tình tiết sự việc, phần tiếp theo là phần áp dụng các quy phạm pháp luật, phần cuối là phần kết án.

Nếu căn cứ vào nội dung, có thể chia văn bản áp dụng pháp luật thành hai loại:

- Văn bản quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Nghĩa là một văn bản áp dụng pháp luật mà trong đó xác định rõ các bên được các quyền gì? và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý gì? Ví dụ một bản án dân sự giải quyết việc tranh chấp về hợp đồng dân sự giữa bên A và bên B. Trong bản án sẽ quy định các quyền và nghĩa vụ của bên A và các quyền và nghĩa vụ của bên B dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật Dân sự.

- Văn bản quy định các biện pháp pháp lý, các trách nhiệm pháp lý. Đó là các văn bản xử phạt đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, như quyết định xử phạt hành chính, đối với các chủ thể vi phạm pháp Luật Hành chính; quyết định xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ. Hoặc các bản án quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm.

Các văn bản này thường xác định biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm pháp luật như bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (trong xử phạt hành chính) hoặc bị xử lý kỷ luật với các biện pháp như khiển trách, cảnh cáo, hạ mức lương, sa thải (trong xử lý kỷ luật lao động) hoặc bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù,... (trong hình sự). Ngồi ra văn bản áp dụng pháp luật còn quy định các chủ thể phải thực hiện các trách nhiệm pháp lý như bồi thường thiệt hại, khắc phục các hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật để xác định các quyền, các nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể cụ thể hoặc quy định các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)