Quy định bắt buộc: Là buộc các chủ thể phải xử sự theo một cách thức nhất định mà khơng có sự lựa chọn Ví dụ: Trong Luật Bảo

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 84 - 86)

cách thức nhất định mà khơng có sự lựa chọn. Ví dụ: Trong Luật Bảo vệ mơi trường có quy định: "Cấm thải các chất thải, chất độc hại vào nguồn nước". Loại quy định này thường được nêu dưới dạng: "cấm" "không được", "phải", thể hiện sự bắt buộc một cách rõ ràng của Nhà nước.

- Quy định tùy nghi: Là nêu lên nhiều cách xử sự khác nhau mà chủ thể có thể lựa chọn.

Ví dụ: Điều 95 của Luật Hơn nhân gia đình quy định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu khơng thoả thuận được thì Tồ án giải quyết.

- Quy định trao quyền: Là quy định giao cho các chủ thể được quyền xử sự theo một cách thức nhất định trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định.

Ví dụ: Người sử dụng đất hợp pháp được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được hưởng các lợi ích từ các cơng trình bảo vệ, cải tạo đất mang lại.

* Chế tài

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên các biện pháp tác động mang tính chất trừng phạt của Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, hoặc đối với chủ thể nào đặt trong những điều kiện, hồn cảnh được nêu ở phần giả định.

Ví dụ: Điều 279 về tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận hối lộ từ

500.000đ đến dưới 10.000.000d thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Bộ

phận chế tài trong quy phạm pháp luật này là "bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm".

Chế tài của quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Vì vậy, các chế tài trong các quy phạm pháp luật quy định không phù họp (quá nhẹ hoặc quá nặng) thì tác dụng trừng phạt, răn đe của các quy định pháp luật sẽ kém hiệu quả. Chế tài của quy phạm pháp luật thường trả lời cho câu hỏi: chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý nào? đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã nêu trong phần quy định của pháp luật. Còn đối với các chủ thể đã nêu ở phần giả định thì Nhà nước đã thơng báo, hoặc cảnh báo để họ biết rằng nếu họ ở vào những điều kiện tình huống giống như ở phần giả định thì họ phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Chẳng hạn Điều 100 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: "Người nào đối xử tàn ác, ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục

người lệ thuộc mình làm cho người đó tự sát thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm". Trong quy định này phẩn chế tài đã chỉ rõ, cơ quan có

thẩm quyền sẽ áp dụng chế tài đối với các chủ thể đã được nêu ở phần giả định là bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Các chế tài của quy phạm pháp luật rất đa dạng phong phú, có thể là các biện pháp xử phạt hành chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền,

hoặc biện pháp hình sự như hình phạt tiền, hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, hình phạt tử hình... Chế tài của quy phạm pháp luật được chia thành hai loại: Chế tài cố định là chế tài mà trong đó nêu cụ thể chính xác các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Chế tài không cố định là chế tài không nêu cụ thể chính xác biện pháp tác động của Nhà nước đối với người vi phạm pháp luật mà chỉ nêu mức tối thiểu và tối đa. Ví dụ Điều 150 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định "Người nào giao cẩu với người cùng

dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha thì bị phạt tù từ 6 thảng đến 5 năm ", chế tài bị phạt

tù từ 6 tháng đến 5 năm là chế tài khơng cố định.

Tóm lại chế tài của quy phạm pháp luật là những hậu quả bất lợi đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Nó thể hiện thái độ của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Chế tài là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho quy định pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)